Trọn vẹn đạo - đời

YBĐT - Với phương châm sống “Tốt đời, đẹp đạo”, những năm qua, đồng bào Công giáo huyện Văn Yên đã tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Ông Phạm Văn Sơn - Phó phòng Nội vụ huyện Văn Yên cho biết: “Đồng bào Công giáo ngày càng tin tưởng và hăng hái thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, góp phần vào công cuộc đổi mới, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động đã được giáo dân đồng tình hưởng ứng, ngày càng mang lại hiệu quả rõ rệt, nhất là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Nhiều xứ đạo, họ đạo và các giáo dân trở thành gương điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua được các cấp, các ngành biểu dương. Đời sống của giáo dân ở các xứ đạo, họ đạo ngày càng phát triển. Thông qua hỗ trợ của Nhà nước cùng với tinh thần tương trợ nhau về vốn, ngày công lao động, chia sẻ kinh nghiệm, các giáo dân đã tích cực sản xuất, chăn nuôi, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

 Ông Tạ Quang Thanh - Phó chủ tịch UBND xã Yên Hợp cho biết: “Yên Hợp có hơn 600 hộ theo đạo Thiên chúa giáo. Những năm qua, có sự quan tâm của các cấp, các ngành, đồng bào Công giáo địa phương luôn chấp hành tốt chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và luôn đi đầu trong các phong trào phát triển kinh tế, xã hội”. Nổi bật trong các phong trào thi đua sản xuất là giáo dân thôn Quảng Mạc.

 Ông Đỗ Trung Kiên - Bí thư Chi bộ thôn Quảng Mạc cho biết: “Người dân trong thôn chủ yếu canh tác nông nghiệp, chăn nuôi, trồng rừng. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng với các ngành chuyên môn đã mở nhiều lớp tập huấn thâm canh, tăng vụ, phương pháp chăn nuôi, hỗ trợ phát triển trang trại, nhiều hộ mạnh dạn đầu tư chăn nuôi, trồng rừng và vươn lên làm giàu”.

Quảng Mạc nhiều năm nay luôn là thôn văn hóa, không có tệ nạn xã hội, nhân dân đoàn kết và thống nhất cao nên mọi công việc triển khai đều phát huy hiệu quả cao nhất. Năm 2014, được sự hỗ trợ của Tổ chức Tầm nhìn Thế giới, người dân trong thôn đã góp công, góp sức làm 700m đường bê tông.   

Hằng năm, có trên 95% số hộ giáo dân đăng ký và thực hiện các nội dung thi đua được cụ thể hóa bằng các hương ước, quy ước ở thôn, khu dân cư. Các xứ đạo đã xây dựng quỹ khuyến học, khuyến tài với số tiền hàng chục triệu đồng để đẩy mạnh phong trào học tập. Đến nay, có trên 90% số hộ Công giáo toàn huyện được công nhận gia đình văn hóa. Tại các khu dân cư, giáo dân tích cực tham gia sinh hoạt cộng đồng; chấp hành nghiêm các quy định của địa phương về nếp sống văn minh, tiết kiệm trong việc cưới, việc tang và lễ hội; tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự, làm tốt công tác hòa giải.

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc huyện Văn Yên luôn quan tâm, chăm lo mọi mặt đời sống của đồng bào Công giáo. Qua đó đã càng ngày củng cố thêm niềm tin của giáo dân với Đảng, Nhà nước và thực hiện tốt phương châm “Kính Chúa, yêu nước, sống tốt đời, đẹp đạo”.

Anh Dũng 

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Hai Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9 về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3-5 tuổi và miễn, hỗ trợ học phí cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân, đã đánh dấu một bước tiến có ý nghĩa chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục nước ta.

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Thứ trưởng Thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 vừa có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí về công tác chấm thi trong bối cảnh vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, việc bảo đảm quyền lợi cho thí sinh trong khâu chấm thi, độ khó của đề thi Toán, Tiếng Anh,...

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Với 11 tỉnh/thành phố không có sự biến động, mã vùng điện thoại cố định vẫn giữ nguyên. Với 23 tỉnh/thành phố mới được sắp xếp từ 2 tỉnh/thành phố trở lên sẽ áp dụng song song các mã vùng điện thoại cố định, sau đó dự kiến sẽ áp dụng theo mã vùng của tỉnh mới.

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính và đưa vào vận hành mô hình chính quyền hai cấp, đến nay, bộ máy hành chính của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Chính quyền cơ sở tại nhiều địa phương không chỉ hoạt động hiệu quả mà còn gần dân, sát cơ sở, giải quyết công việc nhanh gọn, minh bạch, tăng sự hài lòng của người dân.

fb yt zl tw