Mù Cang Chải: Vui chung một tết dân tộc

YBĐT - Cũng thời gian này, cách đây 3 năm, lên các thôn, bản, các xã vùng cao của huyện Mù Cang Chải, bà con tất bật mua sắm, dọn dẹp nhà cửa để ăn tết theo phong tục của người Mông kéo dài gần cả tháng (trước tết Nguyên đán 1 tháng), gây nhiều tốn kém, lãng phí thời gian và tiền của. Nhưng 2 năm trở lại đây, thực hiện kế hoạch, chủ trương của tỉnh về vận động đồng bào Mông ăn chung một tết vào dịp tết Nguyên đán, cũng thời điểm này, lại là không khí lao động, sản xuất đúng thời vụ của bà con các khắp thôn, bản.

Chế Cu Nha - địa phương có 99,8% đồng bào Mông. Đồng chí Giàng A Của - Bí thư Đảng ủy xã phấn khởi cho biết: “Đến nay, bà con trong xã đã cày bừa, làm đất được 30% diện tích chuẩn bị cho vụ đông xuân, chứ không phải lo ăn tết như trước đây nữa đâu”.

Cách đây 2 năm, khi bắt đầu triển khai cuộc vận động đồng bào Mông ăn chung một tết vào dịp tết Nguyên đán theo kế hoạch, chủ trương của tỉnh, cũng như nhiều địa phương khác, xã Chế Cu Nha gặp nhiều khó khăn. Bởi trong tư tưởng của đồng bào, nếu ăn chung một tết sẽ làm mất đi phong tục, tập quán của đồng bào Mông vốn gìn giữ bao đời nay. Nhưng khi được cán bộ đến vận động và chỉ rõ cái hay trong việc ăn chung một tết Nguyên đán như: mọi tập quán, phong tục vẫn được giữ nguyên mà chỉ lùi lại thời gian, đỡ tốn kém về thời gian và tiền của, học sinh không phải nghỉ học lâu ngày, vụ đông được làm đúng thời vụ..., nghe phải “cái lý”, hợp với “cái bụng”, đồng bào nơi đây đã hiểu và làm theo.

Anh Khang A Hù ở bản Háng Chua Xay bảo rằng: “Thời điểm đầu tháng 12 những năm trước, gia đình mình đã ăn tết được mấy ngày rồi, làm cỗ mời anh em bà con đến ăn uống, thời gian kéo dài lắm nhưng hiện tại gia đình mình đang tập trung làm vụ đông xuân xong mới lo đến tết”.

Cũng như ở Chế Cu Nha, trên những cánh đồng, thửa ruộng bậc thang ở xã Lao Chải là hình ảnh những người đàn ông đang làm đất, phụ nữ vét mương lấy nước vào ruộng. Gạt vội vết bẩn trên trán, chị Sùng Thị Vằng ở thôn Dào Xa nói: “Vào thời điểm này mấy năm trước, mình phải ở nhà để lo toan cho việc tết. Việc đồng áng phải chờ sang đến đầu năm sau nên thời vụ luôn chậm so với cán bộ chỉ đạo. Bây giờ, nhờ ăn chung một tết Nguyên đán, gia đình mình có nhiều thời gian hơn trong việc làm đất, làm mạ. Đến nay, gia đình mình đã cày được hơn 3.000m2 đất chuẩn bị cho vụ đông đúng thời gian như mấy cán bộ huyện bảo rồi”.

Không khí lao động trên những thửa ruộng bậc thang hay trên những khoảnh rừng nơi đồng bào đang làm đất trồng cây sơn tra. Đồng chí  Giàng A Làng - Bí thư Chi bộ Cù Dì San B, xã Lao Chải cho biết: “Lúc mới triển khai cũng gặp nhiều khó khăn lắm. Nhưng sau hai năm thực hiện, đồng bào thấy được cái lợi cho gia đình, lại đỡ tốn kém nên đến nay, 53 hộ với 311 khẩu trong thôn đều đồng lòng ăn chung một tết Nguyên đán rồi”.

Với 91% dân số là đồng bào dân tộc Mông, việc ăn chung một tết của đồng bào kéo theo nhiều thay đổi tích cực cho Mù Cang Chải trong đời sống, xã hội. Phó bí thư Thường trực Huyện ủy Mù Cang Chải - Vũ Tiến Đức khẳng định: “Nhờ sự vào cuộc của các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên, các già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ, người có uy tín tiên phong đi đầu chấp hành tốt chủ trưởng của tỉnh, đến nay, gần 100% đồng bào dân tộc Mông đã ăn chung một tết Nguyên đán. Nhờ vậy, trong vụ đông xuân  2014 -2015, nhân dân trên địa bàn toàn huyện đã cày đất, làm ruộng được khoảng 40% - 45% diện tích, có nhiều xã đạt trên 50% - 70% diện tích như: Hồ Bốn, Kim Nọi... Điểm mới là năm nay chúng tôi sẽ chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức nhiều hoạt động vui chơi giải trí cho đồng bào chơi xuân vui tết”.

Mù Cang Chải mùa xuân đang đến gần, hình ảnh  đồng bào Mông ở xã Chế Cu Nha, Lao Chải, Hồ Bốn, Kim Nọi... tất bật làm đất chuẩn bị gieo cấy vụ đông xuân hứa hẹn một vụ mùa bội thu. Còn trước câu hỏi có thích ăn chung một tết không, những người Mông vùng cao thật thà, chất phác mà rằng: “Ăn chung một tết Nguyên đán ấy à, nên phải thực hiện từ lâu ấy chứ!”.

Văn Tuấn

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính và đưa vào vận hành mô hình chính quyền hai cấp, đến nay, bộ máy hành chính của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Chính quyền cơ sở tại nhiều địa phương không chỉ hoạt động hiệu quả mà còn gần dân, sát cơ sở, giải quyết công việc nhanh gọn, minh bạch, tăng sự hài lòng của người dân.

Đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm

Đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 338/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp lần thứ 15 Ban chỉ đạo Trung ương về xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.

Bộ Công an nói về vụ bán dầu ăn chăn nuôi cho người

Bộ Công an nói về vụ bán dầu ăn chăn nuôi cho người

Với vụ án dầu ăn OFOOD, người phát ngôn Bộ Công an cho biết, đây là vụ án buôn lậu, sản xuất dầu thực vật giả với quy mô lớn: "Đây là việc biến dầu dùng cho thức ăn chăn nuôi thành dầu ăn cho người. Rất nguy hiểm và chưa đánh giá hết được hệ lụy của nó với sức khỏe người tiêu dùng".

Cảnh báo lũ quét, sạt lở, mưa đá

Cảnh báo lũ quét, sạt lở, mưa đá

Theo dự báo của Đài Khí tượng - Thuỷ văn tỉnh Lào Cai, Dự báo trong 6 giờ tới một số khu vực trong tỉnh tiếp tục có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to. Lượng mưa tích lũy tại tỉnh Lào Cai phổ biến 10 - 30 mm, có nơi trên 60 mm. Cảnh báo nguy cơ sạt lở, mưa đá, giông lốc trong chiều và tối nay.

Người dân yên tâm khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế sau sáp nhập

Người dân yên tâm khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế sau sáp nhập

Sau ngày 1/7/2025 thời điểm chính thức thành lập tỉnh Lào Cai mới trên cơ sở sáp nhập Lào Cai và Yên Bái, bộ máy chính quyền hai cấp đã nhanh chóng đi vào hoạt động ổn định. Một trong những lĩnh vực được người dân đặc biệt quan tâm là quyền lợi khám, chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT). Thực tế tại các cơ sở y tế cho thấy, công tác KCB diễn ra thông suốt, không bị gián đoạn, người dân hoàn toàn yên tâm khi đến khám, chữa bệnh bằng BHYT.

Hành trình đến danh hiệu Thủ khoa Văn của cô nữ sinh chuyên Nguyễn Tất Thành

Hành trình đến danh hiệu Thủ khoa Văn của cô nữ sinh chuyên Nguyễn Tất Thành

Trong Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, năm học 2025 - 2026, Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành, bên cạnh những con số ấn tượng về chất lượng thí sinh, nhà trường còn vinh danh 10 em học sinh xuất sắc giành vị trí thủ khoa ở 10 môn thi chuyên khác nhau. Trong những gương mặt xuất sắc ấy có em Nguyễn Bảo Ngọc - học sinh lớp 9A của chính ngôi trường này đã giành vị trí thủ khoa ở môn chuyên Văn. Đây là một trong những môn thi có tỷ lệ chọi cao nhất và đòi hỏi nhiều năng lực ở kỳ thi năm nay.

fb yt zl tw