73,4% học sinh biết chưa đến 10 bài dân ca Việt Nam

Ngày 24-3, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) phối hợp tổ chức Hội thảo “Dạy học với di sản phi vật thể vì một tương lai bền vững”.

Hơn 60 chuyên gia quốc tế và Việt Nam từ 13 quốc gia châu Á -Thái Bình Dương về giữ gìn di sản văn hóa và công tác giáo dục di sản trong trường học tham dự.

Hội thảo nhằm chia sẻ những kinh nghiệm thực tế khi triển khai thí điểm công tác giảng dạy về di sản trong môi trường giáo dục được thực hiện trong 2 năm (2013 và 2014) tại 4 quốc gia (Pakistan, Palau, Uzbekistan và Việt Nam). Đồng thời, khám phá cách để tích hợp các di sản văn hóa phi vật thể và phát triển bền vững trong giáo trình.
  

 Kết quả khảo sát tại một số trường THCS ở Việt Nam cho thấy, có khoảng 21% học sinh biết được trên 10 bài dân ca Việt Nam; 73,4% học sinh biết chưa đến 10 bài dân ca Việt Nam và khoảng 5% học sinh không biết một bài dân ca nào.

Báo cáo đề dẫn cho rằng, các cơ quan quản lý giáo dục và văn hóa xác định việc gìn giữ văn hóa phi vật thể là bảo vệ con người. Vì vậy công tác giáo dục di sản – đưa các loại hình di sản văn hóa phi vật thể vào giới thiệu, giảng dạy trong nhà trường – là một trong những giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Di sản văn hóa phi vật thể cũng là linh hồn, sự sống làm nên giá trị của các di tích văn hóa vật thể.

Tại Việt Nam, Bộ Giáo dục - Đào tạo và Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã ban hành văn bản từ năm 2013 để hướng dẫn sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên. Việc này được thực hiện thí điểm tại 7 địa phương: Hà Nội, TPHCM, Bắc Giang, Phú Thọ, Quảng Ninh, Thừa Thiên - Huế và Quảng Nam với 3 môn Sử, Địa và Âm nhạc. Việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông nhằm giúp học sinh có những hiểu biết về những giá trị của các di sản, qua đó giáo dục ý thức gìn giữ, bảo vệ các di sản văn hóa.

(Theo SGGP)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kỷ niệm 96 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2025): Sứ mệnh trong kỷ nguyên mới

Kỷ niệm 96 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2025): Sứ mệnh trong kỷ nguyên mới

Trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, trách nhiệm và sứ mệnh của tổ chức Công đoàn Việt Nam không chỉ dừng ở việc làm tốt vai trò đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động. Công đoàn Việt Nam còn đang trở thành trung tâm kết nối và phát triển, là “ngôi nhà chung” nuôi dưỡng khát vọng vươn lên của các công đoàn viên.

Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động số 4 và Ban Chỉ huy phòng thủ khu vực 1 Cam Đường giúp dân khắc phục hậu quả thiên tai

Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động số 4 và Ban Chỉ huy phòng thủ khu vực 1 Cam Đường giúp dân khắc phục hậu quả thiên tai

Ngày 27/7, Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động số 4 (Trung đoàn Cảnh sát cơ động Tây Bắc, Bộ Công An) và Ban Chỉ huy phòng thủ khu vực 1 Cam Đường (Bộ CHQS tỉnh) tổ chức ra quân hỗ trợ khắc phục hậu quả mưa lũ tại phường Cam Đường, địa bàn vừa chịu thiệt hại nặng do lũ lớn xảy ra trên suối Ngòi Đường vào rạng sáng nay.

fb yt zl tw