Lời yêu thương khó nói

YBĐT - "Em yêu anh" được dân mạng xã hội gọi là “trò chơi gây sốt” vừa rồi trên facebook. Đó là việc chị em gửi tin nhắn đó cho chồng rồi chụp lại những tin nhắn trả lời và chia sẻ trên facebook. "

Sao tự dưng lại nhắn như vậy? Có ý đồ gì đây, ý đồ gì thì nói luôn đi”, “Đi tắm trắng hay muốn mua gì”, “Nhắn nhầm cho ai à?”, “Hư cấu à em”, “Anh đưa lương cho vợ rồi mà”, “Hôm nay bị con gõ vào đầu à”, “Đứa nào hack máy vợ tao vậy”, “Mẹ mày say à”, “Đừng làm chồng hoảng” “Mới làm mất cái gì nữa à”, “Chuyện gì đang xảy ra với em thế?”, “Tôi xin bày tỏ quan ngại sâu sắc về hành động của đồng chí”....  - thực tế những câu trả lời kiểu như thế này từ các ông chồng đã khiến nhiều người không đừng được cười. Nhưng hẳn rằng đằng sau sự hài hước tức thì là một dư vị chua chua xót xót. Chua xót từ cái cách nhiều người gọi đó là phép thử và chua xót tự trong sự việc.

“Em yêu anh” - ba từ thương yêu ấy lẽ ra phải là những từ được bắt gặp thường xuyên trong cuộc sống hôn nhân gia đình và phải là những điều được trân trọng nhất thì bỗng trở nên khá xa lạ, thậm chí dị thường trong nhiều gia đình Việt. Xa lạ, dị thường không phải vì hết yêu thương mà chỉ vì thói quen "ít nói lời yêu thương" dần dà vô tình đã khiến "lời yêu thương trở nên khó nói" trong gia đình Việt, chẳng riêng gì giữa vợ và chồng.

Công việc giúp tôi có cơ hội được đọc rất nhiều tâm sự của những bạn trẻ trong lứa tuổi học trò. Những dòng cảm xúc về gia đình, bố mẹ là điều tôi thường gặp nhất ở các em. Đó là sự biết ơn, tình yêu thương sâu sắc của các em dành cho người thân, nhất là bố mẹ, có điều các em cũng chỉ dám thể hiện tình cảm đó một cách dạt dào, chân thành nhất trên trang giấy. "Con muốn nói rằng con yêu mẹ nhiều lắm!"; "Có một điều con muốn nói với ba từ lâu: Con yêu ba rất nhiều!"… - những tình cảm đó được các em bộc bạch và muốn gửi tới ba mẹ nhưng là qua bài viết của mình chứ chưa bao giờ trực tiếp thể hiện bằng lời nói.

Một điều chắc chắn rằng không phải vì các em không muốn mà là cảm thấy rất khó nói yêu thương. Tới lượt mình, những người làm cha, làm mẹ chắc hẳn vẫn thường nói với con yêu của họ câu: "Ba/mẹ yêu con" khi những đứa con còn nhỏ. Nhưng rồi, câu nói đó cứ bị ít dần đi theo thời gian, dù rằng tình yêu thương với con cái chẳng bao giờ vơi bớt.

Lời yêu thương thì khó nói, trong khi những cảm xúc của sự tức giận lại được thể hiện không mấy khi đắn đo giữa những thành viên trong gia đình cho dù đó thường là những cảm xúc tức thời, bộc phát. Tôi thấy bất công thay cho yêu thương - cái thứ thường trực lắm chứ trong mỗi người lại bị cất giấu đi, còn những cáu giận bột phát rất nhiều khi được vô tư bộc bạch.

Nhiều người bao biện: Yêu thương bằng hành động là đủ rồi, nói làm chi cho sáo. Tôi sẽ không cổ vũ cho những yêu thương chỉ âm thầm, lặng lẽ. Hành động là cần, bày tỏ bằng lời nói mới là đủ.

Vẫn biết, với nhiều người Việt, thói quen bày tỏ yêu thương còn là cả thói quen văn hóa truyền thống nhưng cũng cần hiểu rằng: muốn được nghe những lời yêu thương - cần lắm chứ; được bày tỏ cảm xúc yêu thương - nên lắm chứ. Sao không tìm cách cho những ngọt ngào được hiện hữu bằng cả lời nói và hành động trong cuộc sống gia đình.

Mỗi ngày, tôi đều nói với con: "Mẹ yêu con". Đáp lại, bé cũng bảo: "Con yêu mẹ" như một điều hiển nhiên. Tôi sẽ mãi giữ thói quen này để cả tôi và con không biết đến ngại ngần khi bày tỏ yêu thương bằng lời nói - những lời nói từ trái tim yêu thương chân thành. Và tôi không tham gia vào cái “phép thử tình yêu” như nhiều người nhưng thực sự tôi cũng tự trách mình đã không giữ thói quen duy trì câu nói lãng mạn và cần thiết ấy với chồng và cũng đã không “đòi hỏi” chồng giữ thói quen đó từ khi bước vào cuộc sống hôn nhân gia đình để yêu thương luôn được hiện hữu, tỏ bày chân thành từ lời nói đến trái tim.

Thu Hạnh

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cảnh báo nguy cơ biến chứng nặng nề do Zona

Cảnh báo nguy cơ biến chứng nặng nề do Zona

Sáng 15-7, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương thông tin vừa tiếp nhận và điều trị một bệnh nhân nữ 78 tuổi (bà N.T.Q, trú tại Bắc Ninh) trong tình trạng nguy kịch. Từ trường hợp này, các bác sĩ cảnh báo nguy cơ biến chứng nặng nề do Zona.

7 'siêu thực phẩm' giải độc gan cực tốt, cực nhiều ở chợ Việt lại ít người biết

7 'siêu thực phẩm' giải độc gan cực tốt, cực nhiều ở chợ Việt lại ít người biết

Gan là một trong những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể, đóng vai trò như "nhà máy" thải độc. Một lá gan khỏe mạnh là chìa khóa cho sức khỏe tổng thể. Dù gan có khả năng tự phục hồi, việc bổ sung các thực phẩm giúp giải độc gan tự nhiên sẽ hỗ trợ quá trình này hiệu quả hơn.

Học phí đại học sẽ tăng đến mức nào?

Học phí đại học sẽ tăng đến mức nào?

Dự thảo Nghị định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm, hỗ trợ học phí, hỗ trợ chi phí học tập, giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo thay thế quy định tại Nghị định số 81/2021 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) trình Chính phủ đưa ra quy định mức thu, lộ trình học phí các cấp học từ bậc phổ thông đến đại học bắt đầu từ năm học 2025-2026.

Người lao động được đóng bù bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu

Chính sách mới Người lao động được đóng bù bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu

Bộ Nội vụ vừa ban hành Thông tư số 12/2025/TT-BNV quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc. Thông tư có hiệu lực từ ngày 1-7-2025, bổ sung nhiều chính sách mới, liên quan trực tiếp tới quyền lợi của hàng chục triệu người lao động.

Chuyển dịch cơ cấu lao động: Học nghề lên ngôi

Chuyển dịch cơ cấu lao động: Học nghề lên ngôi

VOV.VN - Trước làn sóng chuyển dịch mạnh mẽ của thị trường lao động, học nghề đang trở thành lựa chọn thiết thực của nhiều bạn trẻ. Giáo dục nghề nghiệp dần khẳng định vai trò là cầu nối giữa nhà trường và doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng và thay đổi cách nhìn của xã hội về giá trị nghề nghiệp.

fb yt zl tw