Con đường no ấm

YBĐT - Để trả lời câu hỏi: Bao giờ các huyện vùng sâu, vùng xa mới thoát nghèo? Trong những năm qua Đảng, Chính phủ đã có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ đối với các huyện vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Một trong những chủ trương đó phải kể tới Nghị quyết 30a/2008/NQ - CP của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững.

Là một huyện vùng sâu, vùng xa Mù Cang Chải đã được quan tâm, đầu tư xây dựng cùng với Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Với sự vào cuộc của các cấp, các ngành, sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, diện mạo nông thôn vùng cao đã có nhiều đổi mới, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng lên.

Nhìn lại những năm trước Mù Cang Chải là huyện đặc biệt khó khăn, mất an ninh lương thực, tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 80%, số hộ đói từ 3 tháng trở lên chiếm trên 50%. Năng suất, chất lượng sản phẩm thấp, việc vận chuyển hàng hóa tiêu thụ gặp nhiều khó khăn do sử dụng sức người là chính, ngoài ra một bộ phận không nhỏ người dân còn trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước, không có ý thức vươn lên thoát nghèo. Với sự quyết tâm của toàn Đảng bộ Mù Cang Chải đã chỉ đạo đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thâm canh tăng vụ.

Ông Hảng Xáy Chông - Chủ tịch UBND xã La Pán Tẩn tâm sự: Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã và xây dựng xã điểm nông thôn mới, để góp phần thực hiện các tiêu chí trước hết phải lựa chọn những tiêu chí có tính chiến lược, mấu chốt làm tiền đề, cơ sở thực hiện các tiêu chí tiếp theo. Trên cơ sở đó Ban chấp hành Đảng bộ xã đã đẩy mạnh tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện chủ trương phát triển đường giao thông nông thôn, đặc biệt là các tuyến đường giao thông phục vụ sản xuất nông - lâm nghiệp.

Để minh chứng cho lời nói của mình ông Hảng Xáy Chông cho biết thêm: Qua 5 năm xã đã mở mới, cải tạo được 30,2km đường đất, bê tông hóa 5,15km, kiên cố hóa 15 kênh mương thủy lợi đáp ứng được 80% diện tích sản xuất hai vụ. Từ khi có đường giao thông nhiều hộ đã đầu tư máy móc, phương tiện phục vụ sản xuất, xây dựng  công trình sinh hoạt, ăn ở hợp vệ sinh hơn góp phần xây dựng đời sống văn hóa mới. Sản xuất đông xuân từ 10ha lên 80ha. Với diện tích rừng có cây sơn tra được chia cho các hộ dân đã tự trồng bổ sung, quản lý đem lại hiệu quả thiết thực, các sản phẩm, lợi ích từ rừng mang lại ngày càng thiết thực hơn. Nhận thức được tầm quan trọng của giao thông, nhiều hộ gia đình đã chủ động hiến đất nương, đất ruộng làm đường đến nơi sản xuất.

Ông Hảng Tồng Chư - Bí thư chi bộ bản Trống Tông hồ hởi nói: “Trước đây do không có đường giao thông nông thôn, việc vận chuyển phân bón cho cây trồng gặp nhiều khó khăn nên dân chỉ trồng một vụ và chủ yếu là trồng mà không chăm sóc nên năng suất, chất lượng kém, có khi ngô lúa được thu hoạch mà không vận chuyển được về, cứ để trên nương dùng đến đâu, lấy đến đó nên chất lượng sản phẩm thấp. Đến nay, việc vận chuyển đã thuận tiện hơn, nhân dân đã trồng hai vụ, ngoài ra còn trông các cây hoa màu đáp ứng được nhu cầu chăn nuôi và cung cấp ra thị trường.

Thực hiện chủ trương phát triển đường giao thông nông thôn, Đảng bộ huyện đã phát động 14/14 xã, thị trấn đẩy mạnh phát triển đường giao thông nông thôn theo phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", đến nay 100% các thôn, bản có đường xe máy, trong đó 60% số bản đi được xe máy bốn mùa trong năm. Điện lưới quốc gia đã phủ 83/126 bản đạt 66%.

Đánh giá kết quả sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện, diện tích sản xuất nông nghiệp đạt 9.382ha, tăng trên 2.054ha so với năm 2010; tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2015 ước đạt 33.200 tấn, bình quân lương thực đầu người đạt 600kg/năm. Đàn gia súc chính tăng trưởng trung bình 6,5%/ năm, đạt 56.500 con; đàn gia cầm tăng bình quân 10,4%/năm đạt 164.000 con, trồng mới 3.740ha rừng, nâng độ che phủ của rừng lên 61% đồng thời chăm sóc, quản lý và khai thác có hiệu quả 1.700ha cây sơn tra, trên 1.421 ha cây thảo quả và 755,7ha chè, nhờ đó đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.

Để góp phần từng bước xóa đói, giảm nghèo ở vùng cao Mù Cang Chải, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã đề ra nhiều chủ trương, giải pháp trong đó đặc biệt quan tâm đến việc tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng, bê tông hóa đường giao thông theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm. Những cung đường sẽ tiếp tục được mở mới và kiên cố hóa trên xứ sở Mù Cang này chắc chắn sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế của huyện ngày càng  phát triển nhanh và bền vững.

Trần Trung Kiên (Ban Tuyên giáo Huyện ủy Mù Cang Chải)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Hai Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9 về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3-5 tuổi và miễn, hỗ trợ học phí cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân, đã đánh dấu một bước tiến có ý nghĩa chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục nước ta.

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Thứ trưởng Thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 vừa có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí về công tác chấm thi trong bối cảnh vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, việc bảo đảm quyền lợi cho thí sinh trong khâu chấm thi, độ khó của đề thi Toán, Tiếng Anh,...

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Với 11 tỉnh/thành phố không có sự biến động, mã vùng điện thoại cố định vẫn giữ nguyên. Với 23 tỉnh/thành phố mới được sắp xếp từ 2 tỉnh/thành phố trở lên sẽ áp dụng song song các mã vùng điện thoại cố định, sau đó dự kiến sẽ áp dụng theo mã vùng của tỉnh mới.

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính và đưa vào vận hành mô hình chính quyền hai cấp, đến nay, bộ máy hành chính của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Chính quyền cơ sở tại nhiều địa phương không chỉ hoạt động hiệu quả mà còn gần dân, sát cơ sở, giải quyết công việc nhanh gọn, minh bạch, tăng sự hài lòng của người dân.

Đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm

Đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 338/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp lần thứ 15 Ban chỉ đạo Trung ương về xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.

fb yt zl tw