Bước chuyển ở Bản Lềnh

  • Cập nhật: Thứ ba, 29/11/2016 | 10:44:27 AM

YBĐT - Thôn Bản Lềnh (Sơn Thịnh, Văn Chấn) không có trường hợp sinh con thứ 3; không có người tảo hôn hay kết hôn cận huyết thống; không còn gia đình nào để người chết quá lâu trong nhà theo tục cũ… Đó là một bước chuyển lớn về nhận thức và hành động khi công tác tư tưởng được đội ngũ cán bộ cơ sở ở đây tuyên truyền nhuần nhuyễn, thấu đáo đến từng nhà, từng người dân trong bản.

Người Mông Bản Lềnh đã áp dụng kiến thức kỹ thuật trong chăn nuôi.
Người Mông Bản Lềnh đã áp dụng kiến thức kỹ thuật trong chăn nuôi.

Bản Lềnh là 1 trong số 5 thôn, bản đặc biệt khó khăn của xã. Cả thôn có 62 hộ, gần 350 khẩu thì chiếm tới 98% là đồng bào Mông. Cũng như nhiều thôn, bản vùng đặc biệt khó khăn ở vùng cao huyện Văn Chấn, cuộc sống của đồng bào Mông ở Bản Lềnh còn rất thiếu thốn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm cao mà nguyên nhân sâu xa xuất phát từ trình độ sản xuất thấp, thiếu kiến thức khoa học kỹ thuật.

Thêm vào đó là những tập tục lạc hậu đè nặng lên cuộc sống của đồng bào khiến người dân đã nghèo lại càng nheo nhóc do đẻ đông, đẻ dày; tốn kém lãng phí trong ma chay, cưới hỏi...

Ông Sùng A Pao - người có uy tín của Bản Lềnh tâm sự: “Trước đây, để thay đổi suy nghĩ của bà con dân bản là rất khó, vì đồng bào chịu ảnh hưởng nặng nề bởi một số tập tục lạc hậu có từ lâu đời, không còn phù hợp với cuộc sống hiện nay. Ví dụ như việc để người chết 3 - 4 ngày trong nhà không đưa vào áo quan, gây mất vệ sinh môi trường; giết mổ nhiều gia súc tốn kém cho gia đình người có đám. Dân bản có tục lệ thách cưới cao, tổ chức ăn uống linh đình vài ba ngày liền nên không hiếm gia đình lo đám cưới cho con cái xong rơi vào cảnh nợ nần, vay mượn".

Cái vòng luẩn quẩn của đói nghèo cứ thế bám víu lấy cuộc sống của bà con khi mà nhiều gia đình có suy nghĩ phải đẻ nhiều con để có người làm mong sao nhanh trả hết nợ thách cưới. Chẳng thế mà thôn còn có cặp vợ chồng trẻ sinh năm 1979 nhưng đẻ tới 9 người con...

Xác định rõ nguyên nhân khiến Bản Lềnh nhiều năm chưa thoát ra khỏi cảnh đói nghèo, lạc hậu đó là do người dân chậm đổi mới. Đảng ủy xã chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao trách nhiệm của chi ủy và các đoàn thể trong phối hợp thực hiện nhiệm vụ.

Bắt đầu từ sự gương mẫu trong lời nói, việc làm của cán bộ, đảng viên và những người có uy tín trong bản, công tác tuyên truyền ở Bản Lềnh nhiều năm qua tập trung hướng đến vận động bà con xây dựng và thực hiện nghiêm túc các quy ước hương ước của bản như: không tổ chức cưới hỏi cho con cái khi chưa đủ tuổi kết hôn; thực hiện theo nếp sống mới trong việc cưới, việc tang; thực hiện sinh đẻ có kế hoạch...

Khó khăn hơn nhiều thôn, bản khác ở địa phương khi 100% hộ dân ở Bản Lềnh chưa được sử dụng điện lưới quốc gia. Thông tin đồng bào được tiếp cận vì thế càng trở nên thiếu thốn. Trong điều kiện giao thông đi lại cách trở, dân cư sống rải rác lưng chừng núi cao, phương tiện đi lại không gì khác ngoài đôi chân cuốc bộ thì công tác tuyên truyền dựa cả vào sự nhiệt tình, trách nhiệm và sự gương mẫu nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên và những người có uy tín.

Ông Sùng A Pao chia sẻ: “Khó khăn nhất là Bản Lềnh chưa có điện mà đồng bào thì lại rất thiếu thông tin, tập tục lạc hậu, muốn thay đổi cách nghĩ cách làm là rất khó. Tuyên truyền thì dân bản nghe nhưng để tin thì cán bộ phải nêu gương làm trước, từ chính gia đình mình, dòng họ mình”.

Với cách làm ấy, từ năm 2013 đến nay, Bản Lềnh có 4 người qua đời nhưng không còn gia đình nào để người chết trong nhà quá 3 ngày, không mổ nhiều gia súc, ăn uống linh đình tốn kém. Năm 2015, Bản Lềnh được chọn làm điểm triển khai mô hình tự quản về “Giảm thiểu nạn tảo hôn, kết hôn cận huyết thống và không sinh con thứ 3 trở lên”.

Ngoài việc họp dân, vận động 100% số hộ trong bản ký cam kết thực hiện mô hình, Ban Chỉ đạo mô hình đã lựa chọn những hộ tích cực, tiêu biểu gương mẫu của bản về thực hiện sinh đẻ có kế hoạch, biết phát triển kinh tế gia đình... làm nòng cốt tham gia công tác tuyên truyền, vận động. Cứ kiên trì “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để vận động, cán bộ của bản đã kịp thời thuyết phục được 2 gia đình dừng việc cưới hỏi cho con cái để các cháu tiếp tục được đi học khi chưa đủ tuổi kết hôn.

Trước năm 2014, ở đây tới 5 cặp vợ chồng sinh con thứ 3 thì từ năm 2015 đến nay không có cặp vợ chồng nào vi phạm; không có trường hợp tảo hôn hay kết hôn cận huyết thống. Tục thách cưới và một số tập tục lạc hậu khác cũng theo nhận thức tiến bộ của người dân mà dần được xóa bỏ.

Bản Lềnh đang từng ngày đổi mới cùng sự biến chuyển tích cực trong nhận thức của không chỉ đội ngũ cán bộ cơ sở mà còn từ chính mỗi người dân. Trong đó, thành công của công tác tuyên truyền, vận động được xem là nền tảng quan trọng tạo sự chuyển biến mạnh mẽ đối với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Bằng cách làm và kinh nghiệm của mình, ông Sùng A Pao - người có uy tín của Bản Lềnh cho rằng: “Làm công tác tuyên truyền, vận động đối với đồng bào dân tộc thiểu số không thể làm nhanh, làm ép, làm theo kiểu cho xong mà phải kiên trì, bền bỉ, có tình có lý, tuyên truyền bằng người thật, việc thật mới tạo được niềm tin cho bà con trong việc thay đổi nhận thức...”.

Phạm Minh

Các tin khác
Cần người giúp việc đang trở thành nhu cầu phổ biến của nhiều gia đình.

YBĐT - Vài năm trở lại đây, đời sống của nhân dân Yên Bái ngày càng được cải thiện. Số lượng gia đình có mức thu nhập cao và ổn định ngày càng tăng, do đó nhu cầu tiếp cận và sử dụng các loại dịch vụ xã hội ngày càng phổ biến. Có người giúp việc đang trở thành nhu cầu thực tế của nhiều gia đình.

Không khí lạnh gây rắt đậm tại các tỉnh Bắc và Trung Bộ.

Dự báo, ngày 29/11, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh Bắc Bộ, sau đó sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh Bắc và trung Trung Bộ.

Chị Thu Bẩy chăm chút từng mái tóc cho khách hàng.

YBĐT - Trong xã hội ngày nay, làm đẹp là một nhu cầu rất lớn và chính đáng của mọi người, mọi giới, nhất là giới nữ. Nghề làm đẹp theo đó phát triển, trở thành một nghề nghiệp được xã hội thừa nhận và tôn vinh.

Cô Phạm Thị Thìn (người bế cháu bé) xúc động trong sự sẻ chia, thông cảm của đồng đội.

YBĐT - Trong tổng số 50 vạn thanh niên xung phong (TNXP) trên khắp mọi miền Tổ quốc, tỉnh Yên Bái có gần 1.300 hội viên (chưa tính gần 1.000 hội viên của 2 đơn vị mới được công nhận là TNXP) đã có 46 ngàn đồng chí bị thương, trên 10 ngàn đồng chí bị nhiễm chất độc hóa học và 10 ngàn đồng chí đã anh dũng hy sinh khi tuổi xuân phơi phới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục