Tân Phượng: Bảo vệ rừng gắn với nâng cao đời sống nhân dân

YBĐT - Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, thành lập các tổ quản lý, bảo vệ rừng (BVR), tăng cường tuần tra, kiểm soát và tích cực phát triển rừng sản xuất bằng các cây lâm nghiệp có giá trị… đó là những việc làm cụ thể mà chính quyền, nhân dân xã Tân Phượng (Lục Yên) đã và đang triển khai để bảo vệ, phát triển rừng, nâng cao đời sống của nhân dân.

Nếu ai đã từng đến Tân Phượng thì chắc hẳn đều ấn tượng bởi mảnh đất, con người nơi đây. Ngoài nét văn hóa đặc sắc của cộng đồng người Dao thì Tân Phượng còn có những dãy núi trùng điệp với thảm thực vật phong phú, đa dạng cùng những cây gỗ lớn hàng trăm năm tuổi.

Tôi nhớ, có lần Chủ tịch UBND xã Triệu Tiến Tiên từng nói: “Người Dao ở đây tuy đời sống còn nhiều khó khăn, vất vả nhưng họ luôn BVR như bảo vệ tính mạng của mình. Dân bảo vệ, phát triển rừng và rừng mang lại nguồn sống cho họ”.

Có lẽ chính vì vậy mà nhiều năm qua trên 2.600 ha rừng ở Tân Phượng đã được nhân dân tích cực trồng, chăm sóc và bảo vệ. Ông Triệu Tiến Tiên cho biết: “Đảng ủy, chính quyền địa phương xác định sản xuất nông - lâm nghiệp chính là chìa khóa giúp dân thoát nghèo, nâng cao đời sống. Do vậy, ngoài đẩy mạnh thâm canh trên diện tích đất lúa 2 vụ, xã tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân trồng, chăm sóc và bảo vệ trên diện tích rừng được giao khoán”.

Theo đó, Tân Phượng phối hợp với lực lượng chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân không chặt, phá rừng, không phát nương làm rẫy trái phép. Ngoài việc phổ biến, tuyên truyền các quy định trong bảo vệ, phát triển rừng tại các cuộc họp từ cấp xã đến thôn, bản hay đoàn thể thì hệ thống loa phát thanh xã cũng là kênh thường xuyên nhắc nhở, vận động người dân tích cực trồng, chăm sóc, BVR.

Để công tác BVR được triển khai hiệu quả, xã Tân Phượng thành lập 5 tổ quản lý và BVR tại các thôn, bản với thành viên gồm: bí thư chi bộ, trưởng thôn, chi hội trưởng đoàn thể và đông đảo bà con nhân dân.

Các tổ này thường xuyên tổ chức họp, xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ và tổ chức các buổi tuần tra, kiểm tra trên khu vực rừng được giao khoán. Bên cạnh đó, Tân Phượng đã thành lập Ban Lâm nghiệp xã thường xuyên phối hợp với lực lượng kiểm lâm huyện trong công tác kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về quản lý BVR trên địa bàn.

Đối với diện tích rừng tự nhiên phòng hộ, chính quyền địa phương đã tiến hành giao khoán cho từng hộ dân, nhóm hộ bảo vệ, trông coi... Nhờ thực hiện quyết liệt các giải pháp trên, nhận thức về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của người dân từng bước được nâng cao, số vụ xâm phạm, phá hoại rừng, cháy rừng, khai thác lâm sản trái phép giảm dần theo từng năm...

Đặc biệt, nhờ làm tốt công tác bảo vệ, phát triển rừng mà người dân đã có thêm thu nhập, giảm nghèo và ổn định đời sống. Theo báo cáo của UBND xã, năm 2015, toàn xã đã thực hiện chi trả tiền giao khoán BVR cho các hộ dân với tổng số tiền trên 500 triệu đồng. Ngoài ra, đối với diện tích rừng sản xuất, hàng năm, Tân Phượng phối hợp với các cơ quan nông nghiệp tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ…

Năm 2016, xã trồng mới gần 40 ha rừng, trong đó chủ yếu là cây quế với trên 21 ha, cây bồ đề gần 5 ha, cây xoan, mỡ trên 5 ha và cây tre, mai 6,7 ha. Nhờ làm tốt công tác trồng, chăm sóc và BVR tỷ lệ che phủ của rừng ở đây ngày một nâng lên, đặc biệt từ đây người dân có thêm nguồn thu nhập, nâng cao đời sống.

Ngoài ra, tình trạng vi phạm luật quản lý BVR trên địa bàn đã giảm đáng kể so với thời gian trước. Việc phối hợp với lực lượng kiểm lâm cũng thường xuyên, liên tục hơn. Những vụ vi phạm trên địa bàn đều bị xử lý nghiêm minh, rõ ràng, do vậy ý thức của người dân nâng lên rõ rệt.

Hùng Cường

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Hai Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9 về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3-5 tuổi và miễn, hỗ trợ học phí cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân, đã đánh dấu một bước tiến có ý nghĩa chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục nước ta.

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Thứ trưởng Thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 vừa có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí về công tác chấm thi trong bối cảnh vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, việc bảo đảm quyền lợi cho thí sinh trong khâu chấm thi, độ khó của đề thi Toán, Tiếng Anh,...

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Với 11 tỉnh/thành phố không có sự biến động, mã vùng điện thoại cố định vẫn giữ nguyên. Với 23 tỉnh/thành phố mới được sắp xếp từ 2 tỉnh/thành phố trở lên sẽ áp dụng song song các mã vùng điện thoại cố định, sau đó dự kiến sẽ áp dụng theo mã vùng của tỉnh mới.

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính và đưa vào vận hành mô hình chính quyền hai cấp, đến nay, bộ máy hành chính của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Chính quyền cơ sở tại nhiều địa phương không chỉ hoạt động hiệu quả mà còn gần dân, sát cơ sở, giải quyết công việc nhanh gọn, minh bạch, tăng sự hài lòng của người dân.

fb yt zl tw