Tạo dựng niềm tin từ Phòng thương hiệu “Tình chị em”

YBĐT - Mô hình Phòng thương hiệu “Tình chị em” giúp nhiều phụ nữ các xã tham gia Dự án được tiếp cận thuận tiện với dịch vụ chăm sóc chất lượng cao.

Dự án “Hoàn thiện và nhân rộng toàn quốc mô hình nhượng quyền xã hội dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/ kế hoạch hóa gia đình (CSSKSS/KHHGĐ) tại các cơ sở y tế nhà nước” (Tình chị em) do Tổ chức Atlantic Philanthropies (AP) là một trong những mô hình sáng tạo của Marie Stopes International tại Việt Nam tài trợ.

Năm 2014, Dự án được triển khai tại Yên Bái ở 30 trạm y tế thuộc 4 địa phương, gồm: huyện Trấn Yên 10 trạm, huyện Yên Bình 10 trạm, huyện Trạm Tấu 4 trạm và 6 trạm của thành phố Yên Bái. Với 4 nhóm hoạt động chính của Dự án là: khảo sát và đánh giá, nâng cao năng lực người cung cấp dịch vụ và chất lượng dịch vụ, nâng cao nhận thức và tạo nhu cầu cho người dân, thể chế hóa và nhân rộng mô hình.

Đến nay, sau 3 năm thực hiện, Dự án đã tạo những chuyển biến tích cực. Những năm trước, khi chưa có mô hình phòng khám “Tình chị em” ở các trạm y tế thì phần lớn phụ nữ trong vùng vẫn còn khá e dè khi đến khám và điều trị các bệnh phụ nữ và sử dụng các biện pháp tránh thai, KHHGĐ.

Phần lớn các trạm y tế đều chưa được đầu tư phòng khám chuyên CSSKSS cho phụ nữ. Tuy nhiên, từ khi Phòng thương hiệu “Tình chị em” được triển khai, tất cả các 30 trạm y tế thuộc Dự án đều có phòng khám, tư vấn riêng được bố trí đẹp mắt, ngăn nắp, kín đáo, từ hình ảnh lọ hoa, chậu cây cảnh, tranh ảnh minh họa đến những biển chỉ dẫn, bảng tên… tạo cảm giác gần gũi cho khách hàng khi đến khám hoặc tư vấn.

Bên cạnh đó, các trang thiết bị, dụng cụ y tế như: bộ dụng cụ đặt tháo vòng, máy nghe tim thai… được trang bị đầy đủ. Qua đó, đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu khám bệnh của phụ nữ trên địa bàn, phòng khám luôn cung cấp các dịch vụ chất lượng và tư vấn các giải pháp phù hợp cho phụ nữ khi mang thai ngoài ý muốn, thực hiện các biện pháp tránh thai, quản lý và chăm sóc thai nghén, chăm sóc bé sau khi sinh, điều trị bệnh phụ khoa, KHHGĐ…

Hàng năm, Dự án có kế hoạch đào tạo cho các cán bộ y tế. Do đó, kỹ năng cũng như nghiệp vụ chuyên môn về CSSKSS của cán bộ y tế ở các trạm y tế thuộc Dự án đều được nâng cao và ngày càng chuyên nghiệp hơn.

Để thu hút chị em đến với phòng khám, nhiều trạm y tế đã tích cực đẩy mạnh công tác truyền thông, quảng bá mô hình, đề cao vai trò và trách nhiệm của đại sứ thương hiệu “Tình chị em” trong cộng đồng. Coi người bệnh như khách hàng, cung cấp các dịch vụ chất lượng cao, uy tín với chi phí thấp, tiết kiệm kinh phí, đáp ứng sự hài lòng của người dân địa phương.

Với những hoạt động tích cực, nỗ lực của các cán bộ y tế ở 30 trạm y tế thuộc Dự án, hiệu quả của mô hình Phòng thương hiệu “Tình chị em” ngày càng được phát huy.

Từ quý III năm 2015 đến quý III năm 2016 số khách hàng nhận dịch vụ CSSKSS và dịch vụ KHHGĐ tăng dần theo từng quý. Tỷ lệ khách hàng nhận dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ quý III năm 2016 tăng 28% so với quý III năm 2015. Trong đó, tỷ lệ nhận dịch vụ KHHGĐ tăng 17%, dịch vụ CSSKSS tăng 51%. Tỷ lệ khách hàng hộ nghèo tăng 55 % so với quý III năm 2015.

Vệ sinh của trạm y tế sạch sẽ, quý III năm 2015 đạt 65% và quý III năm 2016 đạt 85%. Quý III năm 2015 đạt 63% và quý III năm 2016 có 89% khách hàng rất hài lòng về thái độ ứng xử của nhân viên y tế.  

Ông Đặng Anh Tuyến - cán bộ Dự án “Hoàn thiện và nhân rộng toàn quốc mô hình nhượng quyền xã hội dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ tại các cơ sở y tế nhà nước” cho biết: “Từ khi Dự án triển khai đã tác động đến hoạt động của các trạm y tế làm thay đổi bộ mặt trạm y tế từ tác phong làm việc của nhân viên, đến bài trí sắp xếp lại phòng làm việc, tinh thần thái độ khi tiếp xúc tư vấn, khám điều trị cho khách hàng. Các dịch vụ kỹ thuật được nâng lên thông qua các đợt giám sát hỗ trợ, cầm tay chỉ việc. Nhờ đó đã giúp cho các bộ cung cấp dịch vụ tại các trạm y tế khắc phục những thiếu sót trong thực hiện các quy trình chuyên môn. Trạm y tế đã tạo được niềm tin cho khách hàng, góp phần gia tăng lượng khách hàng đến nhận dịch”.

Có thể thấy, lợi ích của mô hình Phòng thương hiệu “Tình chị em”, giúp nhiều phụ nữ các xã tham gia Dự án được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc chất lượng cao một cách thuận tiện. Với đội ngũ cán bộ cơ sở, việc tham gia mô hình Phòng thương hiệu “Tình chị em” giúp họ được học tập, nâng cao trình độ, diện mạo trạm y tế xã khang trang, góp phần vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ trên địa bàn đúng với khẩu hiệu của “Tình chị em”: “Thấu hiểu, kín đáo, tận tâm trong chăm sóc sức khỏe”.

Thu Hiền

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Hai Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9 về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3-5 tuổi và miễn, hỗ trợ học phí cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân, đã đánh dấu một bước tiến có ý nghĩa chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục nước ta.

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Thứ trưởng Thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 vừa có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí về công tác chấm thi trong bối cảnh vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, việc bảo đảm quyền lợi cho thí sinh trong khâu chấm thi, độ khó của đề thi Toán, Tiếng Anh,...

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Với 11 tỉnh/thành phố không có sự biến động, mã vùng điện thoại cố định vẫn giữ nguyên. Với 23 tỉnh/thành phố mới được sắp xếp từ 2 tỉnh/thành phố trở lên sẽ áp dụng song song các mã vùng điện thoại cố định, sau đó dự kiến sẽ áp dụng theo mã vùng của tỉnh mới.

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính và đưa vào vận hành mô hình chính quyền hai cấp, đến nay, bộ máy hành chính của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Chính quyền cơ sở tại nhiều địa phương không chỉ hoạt động hiệu quả mà còn gần dân, sát cơ sở, giải quyết công việc nhanh gọn, minh bạch, tăng sự hài lòng của người dân.

fb yt zl tw