Chào mừng Đại hội Hội Khoa học lịch sử tỉnh Yên Bái lần thứ III, nhiệm kỳ 2017- 2022

Đẩy mạnh công tác biên soạn lịch sử Đảng

YBĐT - Các công trình lịch sử, truyền thống cấp tỉnh, cấp huyện; các ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang… đều được tổ chức nghiên cứu công phu, quy tụ được đội ngũ cán bộ có chuyên môn về khoa học lịch sử, tâm huyết, am hiểu lịch sử địa phương tham gia biên soạn. 
Nhiều năm qua, công tác biên soạn, xuất bản, tuyên truyền, giáo dục truyền thống của Đảng bộ tỉnh Yên Bái có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là từ khi thực hiện Chỉ thị số 15 về tăng cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam của Ban Bí thư.
Trong công tác chỉ đạo, Tỉnh ủy Yên Bái đã ban hành Thông tri số 24 về tiếp tục tăng cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử đảng bộ các cấp tổ chức triển khai quán triệt đến đội ngũ cán bộ chủ chốt các huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc, các ban, ngành, đoàn thể, hội trong tỉnh; chỉ đạo các cấp, các ngành xây dựng kế hoạch, thành lập ban chỉ đạo, đưa công tác biên soạn, xuất bản, tuyên truyền, giáo dục truyền thống là một trong những nhiệm vụ để sơ kết đánh giá kết quả thực hiện hàng năm.
Nghị quyết số 16 của Tỉnh ủy về tiếp tục nâng cao năng lực, sức chiến đấu của Đảng bộ đã xác định mục tiêu đến năm 2020, 100% số xã, phường, thị trấn xuất bản lịch sử, truyền thống của đảng bộ.

Thực hiện Chỉ thị và sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, đa số cấp ủy đều nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò của công tác biên soạn, xuất bản, tuyên truyền, giáo dục  truyền thống lịch sử thể hiện trong việc quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư kinh phí, xây dựng bộ máy, tổ chức thực hiện.
Thông qua các văn bản chỉ đạo và hội nghị quán triệt, cấp ủy Đảng các cấp đã tạo được bước chuyển biến căn bản về nhận thức trong các địa phương, đơn vị. Biên soạn, xuất bản lịch sử truyền thống của các địa phương, đơn vị đã trở thành nguyện vọng tha thiết, chính đáng của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đến nay, công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục truyền thống của tỉnh đã đạt được kết đáng khích lệ.

Cấp tỉnh đã xuất bản được 6 công trình; Mặt trận Tổ quốc, các ngành, đoàn thể và lực lượng vũ trang tỉnh đã xuất bản 9 công trình; cấp huyện, thị, thành phố và Đảng ủy trực thuộc đã xuất bản 11 công trình, cấp xã, phường, thị trấn đã xuất bản 145 công trình lịch sử, truyền thống.

Các công trình lịch sử, truyền thống cấp tỉnh, cấp huyện; các ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang… đều được tổ chức nghiên cứu công phu, quy tụ được đội ngũ cán bộ có chuyên môn về khoa học lịch sử, tâm huyết, am hiểu lịch sử địa phương tham gia biên soạn. Nhiều công trình được tổ chức qua hình thức nghiên cứu đề tài khoa học cấp tỉnh sau đó mới tiếp tục biên tập, xuất bản thành sách. Một số công trình đã mời các chuyên gia tại các cơ quan chuyên môn như: Viện Lịch sử Đảng, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, Viện Sử học… biên soạn, thẩm định. Hình thức các cuốn sách trang trọng, bảo đảm yếu tố kỹ thuật, mỹ thuật.

Các ấn phẩm lịch sử sau khi xuất bản phát hành rộng rãi, nhất là bộ Lịch sử Đảng bộ tỉnh. Cho đến nay, chưa có ý kiến phản hồi nào về sự sai sót, nhầm lẫn về lịch sử trong các ấn phẩm đã xuất bản. Nhiều địa phương đã tổ chức lễ ra mắt phát hành cuốn sách lịch sử, truyền thống của đơn vị gắn với chương trình kỷ niệm các ngày lễ lớn với hình thức trang trọng, có ý nghĩa giáo dục truyền thống.
Tuy nhiên, chất lượng một số công trình lịch sử nhất là cấp xã, phường, thị trấn còn hạn chế, mới dừng ở mức thống kê, đánh giá các sự kiện; chưa có tính tổng kết cao về sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng.

Trong quá trình triển khai công tác nghiên cứu, biên soạn, xuất bản lịch sử các công trình lịch sử, truyền thống còn gặp những khó khăn, bất cập, vướng mắc. Một số cấp ủy nhận thức chưa đầy đủ vị trí, vai trò, nhiệm vụ công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử truyền thống, do đó thiếu quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, kết quả đạt được còn hạn chế.
Do thời gian lùi xa, công tác lưu trữ chưa tốt (do chiến tranh, thiên tai phải di chuyển, chia tách, sáp nhập nhiều lần) nhất là ở cấp xã và huyện nên công tác tư liệu phục vụ cho công tác biên soạn lịch sử truyền thống gặp nhiều khó khăn.

Đội ngũ cán bộ làm công tác chuyên trách còn thiếu, nhất là ở cấp huyện, các ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang, cấp xã còn thiếu về số lượng và yếu về chuyên môn nghiệp vụ.
Kinh phí cho công tác nghiên cứu, biên soạn, xuất bản còn hạn hẹp, khả năng huy động từ nguồn xã hội hóa còn thấp. Nhằm nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử, truyền thống cách mạng cần thực hiện đồng bộ các biện pháp, giải pháp.
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức, thực hiện của các cấp ủy, chính quyền đối với công tác biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử; xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác chính trị – tư tưởng của các cấp ủy và tổ chức đảng.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử một cách thường xuyên, thống nhất trong hệ thống chính trị. Nâng cao nhận thức và đánh giá đúng thực trạng chất lượng giảng dạy lịch sử Đảng trong Trường Chính trị tỉnh, các trường phổ thông, các trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thị, thành phố trên phạm vi toàn tỉnh.
Đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy, vận dụng linh hoạt các phương pháp tuyên truyền, giáo dục lịch sử phù hợp với từng đối tượng cụ thể dưới nhiều hình thức khác nhau trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu… làm cho lịch sử truyền thống vẻ vang thấm sâu vào nhận thức và tâm hồn mỗi cán bộ, đảng viên, tạo sự thống nhất và tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. Tăng cường đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cho công tác biên soạn, tuyên truyền, giáo dục để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Ngọc Lan

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cảnh báo nguy cơ biến chứng nặng nề do Zona

Cảnh báo nguy cơ biến chứng nặng nề do Zona

Sáng 15-7, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương thông tin vừa tiếp nhận và điều trị một bệnh nhân nữ 78 tuổi (bà N.T.Q, trú tại Bắc Ninh) trong tình trạng nguy kịch. Từ trường hợp này, các bác sĩ cảnh báo nguy cơ biến chứng nặng nề do Zona.

7 'siêu thực phẩm' giải độc gan cực tốt, cực nhiều ở chợ Việt lại ít người biết

7 'siêu thực phẩm' giải độc gan cực tốt, cực nhiều ở chợ Việt lại ít người biết

Gan là một trong những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể, đóng vai trò như "nhà máy" thải độc. Một lá gan khỏe mạnh là chìa khóa cho sức khỏe tổng thể. Dù gan có khả năng tự phục hồi, việc bổ sung các thực phẩm giúp giải độc gan tự nhiên sẽ hỗ trợ quá trình này hiệu quả hơn.

Học phí đại học sẽ tăng đến mức nào?

Học phí đại học sẽ tăng đến mức nào?

Dự thảo Nghị định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm, hỗ trợ học phí, hỗ trợ chi phí học tập, giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo thay thế quy định tại Nghị định số 81/2021 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) trình Chính phủ đưa ra quy định mức thu, lộ trình học phí các cấp học từ bậc phổ thông đến đại học bắt đầu từ năm học 2025-2026.

Người lao động được đóng bù bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu

Chính sách mới Người lao động được đóng bù bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu

Bộ Nội vụ vừa ban hành Thông tư số 12/2025/TT-BNV quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc. Thông tư có hiệu lực từ ngày 1-7-2025, bổ sung nhiều chính sách mới, liên quan trực tiếp tới quyền lợi của hàng chục triệu người lao động.

Chuyển dịch cơ cấu lao động: Học nghề lên ngôi

Chuyển dịch cơ cấu lao động: Học nghề lên ngôi

VOV.VN - Trước làn sóng chuyển dịch mạnh mẽ của thị trường lao động, học nghề đang trở thành lựa chọn thiết thực của nhiều bạn trẻ. Giáo dục nghề nghiệp dần khẳng định vai trò là cầu nối giữa nhà trường và doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng và thay đổi cách nhìn của xã hội về giá trị nghề nghiệp.

fb yt zl tw