Văn Chấn thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc

YBĐT -Năm 2018, trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, huyện đã thực hiện 7 công trình chuyển tiếp từ năm trước sang với vốn thực hiện gần 7 tỷ đồng; khởi công mới 21 công trình, tổng vốn trên 11,2 tỷ đồng. 
Văn Chấn là huyện có địa bàn rộng gồm 31 xã thị trấn với 23 dân tộc anh em cùng sinh sống. Để thực hiện tốt các chính sách đầu tư hỗ trợ đối với các xã và thôn, bản vùng dân tộc thiểu số (DTTS), hàng năm, Phòng Dân tộc huyện đã tham mưu với Huyện ủy, UBND huyện triển khai tập huấn nâng cao kiến thức, tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) về trồng trọt, chăn nuôi; hỗ trợ giống, phân bón, vật tư phục vụ phát triển kinh tế; làm chuồng trại chăn nuôi, cải tạo diện tích nuôi trồng thủy sản; xây dựng mô hình phát triển sản xuất tạo điều kiện cho người dân tham quan học tập; nâng cao năng lực cho cán bộ là người DTTS; đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn thông qua các chương trình, dự án…
Năm 2018, trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, huyện đã thực hiện 7 công trình chuyển tiếp từ năm trước sang với vốn thực hiện gần 7 tỷ đồng; khởi công mới 21 công trình, tổng vốn trên 11,2 tỷ đồng. Các công trình được đầu tư xây dựng tập trung chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS đặc biệt khó khăn. Đến nay, các công trình chuyển tiếp cơ bản đã giải ngân xong 100% vốn, các công trình khởi công đạt trên 65% kế hoạch.

Để hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn huyện tập trung hướng dẫn thành lập các tổ hợp tác nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững với tổng kinh phí thực hiện 5 tỷ 779 triệu đồng.
Thực hiện chính sách bảo vệ và phát triển rừng, huyện đã giao Hạt Kiểm lâm huyện ký hợp đồng giao khoán bảo vệ 33.411 ha rừng, trong đó 14.462 ha rừng phòng hộ và 18.948 ha rừng tự nhiên sản xuất cho 180 nhóm hộ với trên 1.500 hộ tham gia, góp phần tăng thu nhập cho các hộ cũng như phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.
Ông Nông Ích Chấn - Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: "Hàng năm, huyện đã huy động mọi nguồn lực và triển khai thực hiện lồng ghép kết hợp với các chính sách đầu tư của Chính phủ như: Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135, hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; vay vốn chính sách tín dụng ưu đãi qua Ngân hàng Chính sách xã hội huyện với gần 20.000 khách hàng, số tiền dư nợ gần 500 tỷ đồng. Các ngành, các cấp của huyện còn tăng cường hướng dẫn người dân vùng DTTS tham gia các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư…
Từ các dự án hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn vùng đặc biệt khó khăn, đến nay, 100% các xã đều có đường ô tô, điện lưới quốc gia đến trung tâm xã, hệ thống thủy lợi đáp ứng nhu cầu phục vụ cho sản xuất, trường học, trạm y tế, đã cơ bản hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu của nhân dân, góp phần để mỗi năm huyện giảm trên 5% hộ nghèo”.

Cùng với đó, công tác chăm sóc sức khỏe người dân vùng đồng bào DTTS cũng được đặc biệt quan tâm. Hàng năm, đã cấp trên 150.000 thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, đối tượng chính sách khác. Để nâng cao tay nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, hàng năm, Trung tâm Dạy nghề và Giáo dục thường xuyên huyện còn mở các lớp đào tạo nghề cho hơn 2.000 lao động nông thôn, góp phần giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động vùng DTTS để người dân phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.
Từ thực hiện tốt các chính sách vùng DTTS, đời sống người dân các xã, thôn, bản vùng DTTS ở Văn Chấn đã từng bước được nâng lên; diện mạo làng quê có nhiều đổi mới; khối đại đoàn kết dân tộc được giữ vững; lòng tin của đồng bào các dân tộc với Đảng, Nhà nước được tăng cường, củng cố, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, tạo đà để kinh tế - xã hội của huyện phát triển.

Thạch Phong

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Hai Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9 về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3-5 tuổi và miễn, hỗ trợ học phí cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân, đã đánh dấu một bước tiến có ý nghĩa chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục nước ta.

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Thứ trưởng Thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 vừa có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí về công tác chấm thi trong bối cảnh vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, việc bảo đảm quyền lợi cho thí sinh trong khâu chấm thi, độ khó của đề thi Toán, Tiếng Anh,...

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Với 11 tỉnh/thành phố không có sự biến động, mã vùng điện thoại cố định vẫn giữ nguyên. Với 23 tỉnh/thành phố mới được sắp xếp từ 2 tỉnh/thành phố trở lên sẽ áp dụng song song các mã vùng điện thoại cố định, sau đó dự kiến sẽ áp dụng theo mã vùng của tỉnh mới.

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính và đưa vào vận hành mô hình chính quyền hai cấp, đến nay, bộ máy hành chính của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Chính quyền cơ sở tại nhiều địa phương không chỉ hoạt động hiệu quả mà còn gần dân, sát cơ sở, giải quyết công việc nhanh gọn, minh bạch, tăng sự hài lòng của người dân.

Đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm

Đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 338/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp lần thứ 15 Ban chỉ đạo Trung ương về xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.

fb yt zl tw