Tuổi trẻ Mù Cang Chải tình nguyện vì cộng đồng

Với mong muốn được cống hiến sức trẻ cho quê hương, đẩy lùi đói nghèo lạc hậu, các công trình tình nguyện của tuổi trẻ Mù Cang Chải trong thời gian qua đã tạo được dấu ấn đậm nét trong cộng đồng, xây dựng được hình mẫu đẹp về lớp thanh niên trong thời kỳ mới.
Đưa tôi đi trên đoạn đường bê tông dài 1 km từ bản Trống Tông Khúa tới bản Ít Thái, xã Cao Phạ, đồng chí Giàng A Thênh - Bí thư Đoàn xã hồ hởi kể: "Trước kia đoạn đường này nhiều sỏi đá to, trời mưa thì rất lầy lội, nhân dân và các cháu học sinh đi lại khó khăn, trời mưa có khi phải nghỉ học. Bây giờ, đoạn đường bê tông này đã giúp hơn 70 hộ dân của bản Trống Tông Khúa và các cháu đi lại thuận tiện hơn, không còn tình trạng học sinh của Trống Tống Khúa bỏ học mỗi khi trời mưa nữa!”. 
Đây là công trình thanh niên cấp huyện, được Huyện đoàn Mù Cang Chải triển khai trong tháng 3 năm 2018 với trên 300 lượt ĐVTN tham gia với tổng trị giá gần 200 triệu đồng mang tên "Con đường em đến trường”, số tiền được quyên góp xã hội hóa từ cuộc vận động "Cùng em tôi đến trường” do Tỉnh đoàn Yên Bái phát động. 
Anh Giàng A Cớ ở bản Trống Tống Khúa chia sẻ: "Chỉ trong vòng 1 tuần, thanh niên có, người già có, người trẻ có đã cùng chung tay góp công, góp sức để hoàn thành đoạn đường này. Nỗi lo mỗi khi trời mưa đã không còn nữa rồi. Cảm ơn Đảng, cảm ơn Nhà nước nhiều lắm!”. 
Phát huy tinh thần xung kích của tuổi trẻ, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, chung tay xây dựng nông thôn mới, năm qua, tuổi trẻ Mù Cang Chải đã thực hiện được trên 70 công trình, phần việc thanh niên từ huyện đến cơ sở, thu hút gần 20.000 lượt đoàn viên thanh niên (ĐVTN) tham gia. Trong đó 4 công trình thanh niên cấp huyện: "Khai hoang 7 ha ruộng bậc thang giúp nhân dân mở rộng diện tích canh tác gắn với phát triển du lịch sinh thái” tại xã Lao Chải; bê tông hóa 1 km đường giao thông nông thôn "Con đường em đến trường” tại bản Ít Thái xã Cao Phạ; giúp đỡ nhân dân khắc phục hậu quả cơn bão số 3 tại xã Nậm Có; tổ chức khai hoang 5 ha ruộng bậc thang tại xã Nậm Có. 
Cùng đó là trên 70 công trình, phần việc thanh niên cấp cơ sở với trên 6.000 ĐVTN tham gia, tiêu biểu như làm nhà tình nghĩa cho người già neo đơn tại xã Khao Mang; tu sửa đường giao thông nông thôn tại bản Háng Chú đi bản Hắng Đăng Dê và Tà Chơ, xã Kim Nọi do ảnh hưởng mưa lũ gây ra; đổ 3 km đường bê tông tại thôn Làng Mảnh, xã Sùng Đô; làm cầu qua suối đảm bảo cho các em học sinh và nhân dân đi lại thuận lợi, an toàn tại La Pán Tẩn… 
Ngoài ra, Huyện đoàn chỉ đạo Đoàn các xã, thị trấn huy động ĐVTN giúp nhân dân vận chuyển vật liệu để dựng lại nhà cửa tại các xã bị ảnh hưởng thiên tai trên toàn địa bàn huyện; huy động ĐVTN tình nguyện mở mới, tu sửa các tuyến đường bị sạt lở, đảm bảo giao thông đi lại thông suốt, nạo vét kênh mương, thủy lợi giúp nhân dân đảm bảo nước tưới tiêu cho vụ mùa, hỗ trợ và giúp nhân dân đào hố rác công cộng, làm nhà vệ sinh… 
Đồng chí Phạm Đức Thịnh - Bí thư Huyện đoàn cho biết: "Công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi huyện Mù Cang Chải thời gian qua luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương. Trong các phần việc, các phong trào, chúng tôi đều có kế hoạch cụ thể, trực tiếp đến các chi đoàn, đồng thời có đôn đốc, giám sát công việc. Từ đó, mục tiêu "Tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng” đã ngày càng được hiện thực hóa trong tuổi trẻ toàn huyện”. 
Năm 2019 với chủ đề: "Năm thanh niên tình nguyện” sẽ là môi trường thuận lợi để tuổi trẻ Mù Cang Chải tiếp tục phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, thể hiện tình yêu, trách nhiệm với quê hương, góp sức xây dựng huyện vùng cao Mù Cang Chải ngày một giàu đẹp. 
Thu Trang

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Hai Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9 về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3-5 tuổi và miễn, hỗ trợ học phí cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân, đã đánh dấu một bước tiến có ý nghĩa chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục nước ta.

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Thứ trưởng Thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 vừa có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí về công tác chấm thi trong bối cảnh vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, việc bảo đảm quyền lợi cho thí sinh trong khâu chấm thi, độ khó của đề thi Toán, Tiếng Anh,...

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Với 11 tỉnh/thành phố không có sự biến động, mã vùng điện thoại cố định vẫn giữ nguyên. Với 23 tỉnh/thành phố mới được sắp xếp từ 2 tỉnh/thành phố trở lên sẽ áp dụng song song các mã vùng điện thoại cố định, sau đó dự kiến sẽ áp dụng theo mã vùng của tỉnh mới.

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính và đưa vào vận hành mô hình chính quyền hai cấp, đến nay, bộ máy hành chính của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Chính quyền cơ sở tại nhiều địa phương không chỉ hoạt động hiệu quả mà còn gần dân, sát cơ sở, giải quyết công việc nhanh gọn, minh bạch, tăng sự hài lòng của người dân.

fb yt zl tw