Trạm Tấu sôi nổi phong trào thi đua “Dân vận khéo”

Thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Dân vận kém thì việc gì cũng kém, dân vận khéo (DVK) thì việc gì cũng thành công”, những năm qua, phong trào thi đua DVK luôn được huyện Trạm Tấu đặc biệt quan tâm và triển khai với nhiều hình thức đa dạng, thiết thức.
Qua đó, góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.
Hàng năm, Ban Dân vận Huyện ủy xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện Phong trào thi đua DVK trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đẩy mạnh tuyên truyền về Nghị quyết số 25 - NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tăng cường đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới; Kế hoạch số 109-KH/HU của Huyện ủy về thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững; việc "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, thực hiện "Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới”… 
Hiện nay, toàn huyện có 158 mô hình DVK trên các lĩnh vực: kinh tế 85 mô hình; văn hóa - xã hội 60 mô hình; quốc phòng - an ninh 11 mô hình và xây dựng hệ thống chính trị 2 mô hình. Những mô hình triển khai đều được đánh giá là phù hợp với mong muốn, nguyện vọng của người dân. 
Lĩnh vực phát triển kinh tế, đã tạo động lực để người dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, giảm nghèo bền vững. Nhiều mô hình sản xuất hiệu quả được nhân rộng như: nuôi trâu sinh sản của nhóm hộ thôn Pá Hu, xã Pá Hu; nuôi lợn thương phẩm của nhóm hộ tổ dân phố số 2, thị trấn Trạm Tấu; chăn nuôi ngan của nhóm hộ thôn Cang Dông, xã Pá Hu; trồng măng sặt của nhóm hộ thôn Tấu Trên, xã Trạm Tấu; trồng lúa tẻ đỏ của nhóm hộ thôn Mù Thấp, xã Bản Mù… 
Các mô hình hoạt động luôn nhận được sự ủng hộ của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự giúp đỡ của các tổ chức, đoàn thể hướng dẫn và nhân rộng, đem lại hiệu quả cao. 
Ông Giàng A Chang - Trưởng ban Dân vận Huyện ủy cho biết: "Phong trào DVK đã làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đa số người dân trong huyện. Nhiều hộ đã mạnh dạn áp dụng khoa học, kỹ thuật mới vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao giá trị kinh tế trên diện tích đất canh tác làm giàu chính đáng. Đặc biệt là việc chuyển đổi đất trồng lúa nương kém hiệu quả sang trồng ngô 2 vụ/năm của các xã: Trạm Tấu, Pá Hu, Bản Công… Trước đây, cây lúa chỉ sản xuất được 1 vụ/năm, trừ chi phí, thu nhập đạt 8 triệu đồng/ha, nhưng cùng diện tích đó, chuyển đổi sang trồng ngô 2 vụ/năm thì thu nhập trên 50 triệu đồng/năm. Phong trào DVK đã tạo sự lan tỏa của các mô hình tới tất cả các hộ và giúp cho người dân có việc làm, tăng thu nhập, góp phần tích cực vào công tác giảm nghèo…”.
Trên lĩnh vực văn hóa - xã hội, các mô hình DVK cũng được triển khai thường xuyên và đem lại nhiều hiệu quả thiết thực như mô hình Hội Phụ nữ với mô hình "5 không, 3 sạch”, "2 không 2 giữ”, đó là: Không tuyên truyền đạo trái phép; không trồng cây thuốc phiện và không mua bán, tàng trữ, sử dụng chất ma túy; "Giữ người, giữ của, giữ tình làng nghĩa xóm”.
Hội Cựu chiến binh, phát huy phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ” tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, vận động người thân không mắc tệ nạn xã hội. Đoàn Thanh niên với các công trình "Thắp sáng đường quê”, tuyến đường hoa Cúc Quỳ tại các xã: Hát Lừu, Bản Công, Xà Hồ… 
Từ Phong trào DVK, các xã còn ký cam kết với người dân tích cực tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường, sử dụng nước hợp vệ sinh, đào hố xử lý rác thải, xây dựng công trình vệ sinh, tạo môi trường xanh, sạch, đẹp… Vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn hóa mới gắn với thực hiện các quy ước, hương ước trong việc cưới, tang, lễ hội… đã làm thay đổi các phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, tránh nhiệm, hành động của các cấp, các ngành, chính quyền các địa phương, cán bộ đảng viên và nhân dân, thời gian tới, huyện Trạm Tấu tập trung đa dạng hóa mô hình DVK trên tất cả các lĩnh vực; coi trọng việc kiểm tra, giám sát, tổng kết và khen thưởng kịp thời để góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của huyện đã đề ra.
Thạch Phong

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Hai Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9 về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3-5 tuổi và miễn, hỗ trợ học phí cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân, đã đánh dấu một bước tiến có ý nghĩa chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục nước ta.

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Thứ trưởng Thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 vừa có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí về công tác chấm thi trong bối cảnh vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, việc bảo đảm quyền lợi cho thí sinh trong khâu chấm thi, độ khó của đề thi Toán, Tiếng Anh,...

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Với 11 tỉnh/thành phố không có sự biến động, mã vùng điện thoại cố định vẫn giữ nguyên. Với 23 tỉnh/thành phố mới được sắp xếp từ 2 tỉnh/thành phố trở lên sẽ áp dụng song song các mã vùng điện thoại cố định, sau đó dự kiến sẽ áp dụng theo mã vùng của tỉnh mới.

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính và đưa vào vận hành mô hình chính quyền hai cấp, đến nay, bộ máy hành chính của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Chính quyền cơ sở tại nhiều địa phương không chỉ hoạt động hiệu quả mà còn gần dân, sát cơ sở, giải quyết công việc nhanh gọn, minh bạch, tăng sự hài lòng của người dân.

fb yt zl tw