Thừa Thiên Huế: Kết nối doanh nghiệp với người lao động từ vùng dịch trở về

Do ảnh hưởng dịch COVID-19, hơn 25.000 người trong độ tuổi lao động từ các tỉnh, thành phía Nam trở về tỉnh Thừa Thiên Huế, hiện đang có nhu cầu được giới thiệu việc làm, học nghề và vay vốn tạo việc làm.
Theo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thừa Thiên Huế, đến nay có 25.160 người trong độ tuổi lao động từ các tỉnh, thành phía Nam trở về địa phương. Trong đó, có 16.198 lao động có nhu cầu học nghề và vay vốn tạo việc làm, chiếm 64,4% số lao động ngoại tỉnh trở về.
Bên cạnh đó, có 9.791 lao động có nhu cầu giới thiệu việc làm, chiếm tỷ lệ 38,5%; 1.431 lao động có nhu cầu học nghề, chiếm tỷ lệ 5,7%; 342 lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, chiếm tỷ lệ 1,4%; 4.618 lao động có nhu cầu vay vốn, chiếm tỷ lệ 18,4%.
Hiện có 34 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có nhu cầu tuyển dụng lao động với số lượng 7.669 người, tập trung tại khu kinh tế, khu công nghiệp. Nhu cầu tuyển dụng trong những tháng cuối năm chủ yếu thuộc lĩnh vực may công nghiệp, chế biến và chế tạo, với trình độ lao động có tay nghề phổ thông.
Một số doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động lớn, như: Công ty SCAVI Huế (2.625 lao động); Công ty cổ phần Dệt may Thiên An Phú (1.125 lao động); Chi nhánh Huế - Công ty cổ Phần Vinatex Quốc tế (980 lao động); Công ty TNHH Công nghệ Bảo hộ Kanglongda Việt Nam (852 lao động); Công ty cổ phần Dệt may Phú Hòa An (380 lao động)…
Trong thời gian qua, Sở LĐ-TB&XH Thừa Thiên Huế đã tăng cường kết nối cung cầu lao động; tổ chức sàn giao dịch việc làm, tư vấn học nghề, tư vấn giới thiệu việc làm cho người lao động trở về địa phương.
Đồng thời, phối hợp với chính quyền địa phương giới thiệu việc làm tại chỗ thông qua các ngành nghề tuyền thống, các ngành nghề nông nghiệp và phi nông nhiệp giúp người lao động giải quyết việc làm tăng thêm thu nhập; hỗ trợ chính sách vay vốn giải quyết việc làm; thông tin, tuyên truyền về các chương trình, chính sách đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng...
"Trên cơ sở rà soát, tổng hợp số liệu, tình hình từ các địa phương, doanh nghiệp, báo cáo cụ thể và tham mưu UBND tỉnh có văn bản chỉ đạo về vấn đề này, nhằm sớm kết nối người lao động với các doanh nghiệp, kịp thời giới thiệu việc làm, đào tạo chuyển đổi nghề sớm ổn định cuộc sống cho người lao động”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình yêu cầu.
(Theo DNVN)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tuyên truyền Luật BHYT mới tại phường Cam Đường

Tuyên truyền Luật BHYT mới tại phường Cam Đường

Sáng 8/7, tại Hội trường UBND phường Cam Đường, trong khuôn khổ Hội nghị tuyên vận tháng 7/2025, BHXH liên huyện thành phố Lào Cai – Bát Xát – Sa Pa phối hợp với Đảng ủy phường tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2024 cho hơn 100 địa biểu.

Chính quyền địa phương hai cấp sau một tuần vận hành

Chính quyền địa phương hai cấp sau một tuần vận hành

Chỉ sau một tuần sáp nhập, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại các xã, phường trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã nhanh chóng bắt nhịp công việc, duy trì hoạt động hành chính thông suốt, hiệu quả với tinh thần khẩn trương và trách nhiệm cao.

Anh - ASEAN đẩy mạnh hợp tác về y tế

Anh - ASEAN đẩy mạnh hợp tác về y tế

Theo thông tin từ Đại sứ quán Anh tại Việt Nam, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Anh đã chính thức khởi động chương trình Hợp tác An ninh y tế ASEAN - Anh (HSP) kéo dài 5 năm, nhằm tăng cường năng lực của ASEAN trong việc phòng ngừa, phát hiện và ứng phó với các mối đe dọa đến sức khỏe.

fb yt zl tw