Yên Bái: Phong trào mạnh, người dân tích cực

  • Cập nhật: Thứ hai, 15/8/2022 | 7:44:03 AM

YênBái - Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã được triển khai đồng bộ từ thành thị đến nông thôn và ngày càng đi vào chiều sâu, chất lượng với nhiều nội dung thiết thực. Đặc biệt, Phong trào đã gắn với xây dựng nông thôn mới (XDNTM), đô thị văn minh được nhân dân hưởng ứng tích cực.

Đồng bào Mông xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên chung tay làm  đường giao thông nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Đồng bào Mông xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên chung tay làm đường giao thông nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Thực hiện Quyết định 2214/QĐ-TTg ngày 28/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình thực hiện Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2021-2026, UBND tỉnh đã xây dựng kế hoạch thực hiện phong trào giai đoạn 2022-2026 với nội dung, mục tiêu cụ thể. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp trong triển khai thực hiện Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn. 

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, đoàn thể và nhân dân trong thực hiện phong trào; chú trọng xây dựng đạo đức, lối sống, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phong phú, giữ gìn những giá trị văn hóa tốt đẹp.

Củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, XDNTM, đô thị văn minh; xác định rõ nhiệm vụ của các sở, ban, ngành, đoàn thể, đặc biệt là các thành viên ban chỉ đạo Phong trào từ tỉnh, huyện đến cơ sở trong phối hợp thực hiện, triển khai phong trào có chiều sâu, hiệu quả với hình thức đa dạng, phù hợp với yêu cầu thực tiễn địa phương, tạo sự chuyển biến tích cực trong xây dựng, phát triển con người Yên Bái "Thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng phát triển quê hương, xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc, giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội. 

Gắn kết phát huy vai trò của phong trào với phát triển văn hóa nông thôn; XDNTM, xây dựng nếp sống văn minh đô thị; đẩy mạnh xã hội hóa các thiết chế văn hóa và hoạt động văn hóa, thể thao cơ sở; thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội và phát triển văn hóa, con người Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam đến năm 2030. 

Mục tiêu đến năm 2026 có 70% người dân được nâng cao mức hưởng thụ và tham gia các hoạt động văn hóa, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; nâng cao hiệu quả hoạt động các thiết chế văn hóa cấp tỉnh; có 70% trở lên đơn vị hành chính cấp huyện, xã có trung tâm Văn hóa - Thể thao; 100% đơn vị hành chính cấp xã có điểm vui chơi dành cho thanh, thiếu niên và nhi đồng; trên 30% phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh; 75% thôn, bản, tổ dân phố giữ vững danh hiệu văn hóa; 92% trở lên cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa; trên 85% gia đình giữ vững danh hiệu gia đình văn hóa; 100% thư viện, bảo tàng cấp tỉnh thực hiện số hóa tư liệu, hiện vật. 

Để đạt hiệu quả cần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh ở gia đình, nhà trường, cộng đồng dân cư, trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể doanh nghiệp; thực hiện nghiêm các quy định về văn hóa công sở, văn hóa công vụ và các quy định nêu gương của cán bộ, đảng viên. 

Đẩy mạnh thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; phát huy tính gương mẫu, tự giác, tuân thủ pháp luật của cán bộ, đảng viên, cá nhân, cơ quan đơn vị và trong cộng đồng xã hội… xây dựng môi trường văn hóa trên không gian mạng, thúc đẩy các nội dung lành mạnh, tích cực "Thông tin tốt, câu chuyện đẹp”, đẩy lùi thông tin tiêu cực. Xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc, để gia đình thực sự là nơi nuôi dưỡng, hình thành nhân cách, đạo đức trong sáng, giáo dục truyền thống gia đình, nếp sống văn hóa và chuẩn mực ứng xử cho các công dân.

Chú trọng xây dựng trường học hạnh phúc, môi trường văn hóa học đường lành mạnh, mỗi trường học là môi trường rèn luyện về tri thức, lý tưởng, phẩm chất và lối sống văn hóa… Đẩy mạnh phong trào xây dựng "gia đình văn hóa”, "gia đình hạnh phúc”, "thôn, bản, tổ dân phố văn hóa”, "thôn, bản, tổ dân phố hạnh phúc”… Lồng ghép thực hiện các cuộc vận động, phong trào với việc thực hiện các nhiệm vụ, kinh tế - xã hội và chuyên môn nghiệp vụ…

Kế hoạch thực hiện cụ thể, căn cơ, có lộ trình rõ ràng, đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ, tích cực với tinh thần trách nhiệm cao của cả hệ thống chính trị, Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2021-2026 tiếp tục thu được kết quả tích cực, góp phần xây dựng Yên Bái phát triển xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc. 
Ngọc Trúc

Tags đô thị văn minh gia đình văn hóa gia đình hạnh phúc gia đình văn hóa

Các tin khác
Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn thôn Nậm Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải triển khai sinh hoạt Tổ hàng tháng.

Họ là những người có phẩm chất, đạo đức, có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình trong công việc và được các tổ viên tín nhiệm bầu ra để tập hợp hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trong thôn, xóm có nhu cầu vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) để đầu tư sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống.

Tối nay - 14/8, tại Quảng trường 19/8, phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái tổ chức Hội thi Dân vũ thể thao năm 2022.

Lãnh đạo thành phố Yên Bái và phường Minh Tân cắt băng khánh thành Nhà văn hoá Tổ dân phố số 3.

Sáng nay – 14/8, phường Minh Tân, thành phố Yên Bái tổ chức Lễ khánh thành Nhà văn hoá Tổ dân phố số 3 và ra mắt Trang Thông tin điện tử của phường.

Cán bộ, chiến sỹ Phòng An ninh chính trị nội bộ trao quà cho 15 học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Yên Bái vừa phối hợp với Chi hội Thầy thuốc trẻ, Trung tâm Y tế thành phố Yên Bái và Công an huyện Trạm Tấu tổ chức Chương trình khám, tư vấn sức khỏe, tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Pá Lau, huyện Trạm Tấu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục