Nhiều chính sách mới về tiền lương, viên chức có hiệu lực từ tháng 12/2022

  • Cập nhật: Thứ hai, 28/11/2022 | 2:32:43 PM

Từ tháng 12/2022, nhiều chính sách mới về tiền lương, viên chức,.. sẽ chính thức có hiệu lực.

Một số chính sách mới về tiền lương, xếp hạng viên chức có hiệu lực từ tháng 12/2022. Ảnh minh họa.
Một số chính sách mới về tiền lương, xếp hạng viên chức có hiệu lực từ tháng 12/2022. Ảnh minh họa.

Bỏ yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học với viên chức chuyên ngành tài nguyên - môi trường

Thông tư 12/2022/TT-BTNMT sửa đổi của Bộ TN&MT có hiệu lực từ ngày 9/12/2022 ban hành quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức ngành tài nguyên và môi trường.

Theo đó, viên chức chuyên ngành tài nguyên môi trường ở các chức danh Địa chính viên; điều tra viên tài nguyên môi trường; dự báo viên khí tượng thủy văn; kiểm soát viên khí tượng thủy văn; quan trắc viên tài nguyên môi trường; đo đạc bản đồ viên các hạng II, III, IV được bỏ yêu cầu về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.

Tuy nhiên, viên chức chuyên ngành tài nguyên môi trường phải có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc sử dụng phần mềm chuyên ngành địa chính, phải biết sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

Thay đổi yêu cầu thăng hạng chức danh nghề nghiệp họa sĩ

Ngày 28/10/2022, Bộ trưởng Bộ VHTT&DL ban hành Thông tư 09/2022/TT-BVHTTDL, có hiệu lực từ ngày 15/12/2022, quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành mỹ thuật.

Theo thông tư mới, thay đổi yêu cầu thăng hạng chức danh nghề nghiệp họa sĩ như sau:

Viên chức chuyên ngành mỹ thuật bao gồm họa sĩ hạng I, II, III, IV. Trong đó, đối với họa sĩ hạng I, II, III trường hợp không tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành mỹ thuật thì yêu cầu tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác và phải được tặng danh hiệu "Nghệ sĩ nhân dân”, "Nghệ sĩ ưu tú” hoặc được tặng "Giải thưởng Hồ Chí Minh”, "Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật.

Cả bốn hạng chức danh đều yêu cầu phải có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành mỹ thuật thay vì yêu cầu họa sĩ hạng I, II, II phải có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh họa sĩ hạng I, II, II tương ứng.

Viên chức đã có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp các hạng viên chức chuyên ngành mỹ thuật trước ngày 30/6/2022 được xác định là đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành mỹ thuật để xét chuyển chức danh nghề nghiệp, tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp và không phải học chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành mỹ thuật theo quy định tại Thông tư 09/2022/TT-BVHTTDL.

Thông tư về xếp lương viên chức là diễn viên

Thông tư 10/2022 của Bộ VHTT&DL về việc quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 15/12 tới đây.

Theo thông tư này, diễn viên các hạng I, II khi thăng hạng phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp diễn viên các hạng II, III hoặc tương đương đủ từ 6-9 năm trở lên (hiện hành là 5 năm).

Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 1 năm (đủ 12 tháng) đang giữ chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng II tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng (diễn viên hạng I hiện hành là 2 năm, hạng II là 1 năm).

Với diễn viên hạng III phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng IV hoặc tương đương từ đủ 2 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc). Đối với trình độ cao đẳng hoặc từ đủ 3 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc) đối với trình độ trung cấp (so với hiện hành, quy định mới đã bổ sung "không kể thời gian tập sự, thử việc").

Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 1 năm (đủ 12 tháng) đang giữ chức danh diễn viên hạng IV tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng (nội dung mới bổ sung).

Về xếp lương, diễn viên hạng I được áp dụng số lương 6,2 đến hệ số lương 8,0 (từ 9.238.000 đến 11.920.000 đồng); diễn viên hạng II được áp hệ số lương 4,0 đến hệ số lương 6,38 (từ 5.960.000 đến 9.506.200 đồng); diễn viên hạng III được áp dụng hệ số lương 2,34 đến 4,98 (từ 3.427.000 đến 7.420.200 đồng); diễn viên hạng IV được áp dụng hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06 (từ 2.771.400 đến 6.049.400 đồng).

Hệ số lương của một số chức danh viên chức

Các chức danh nghề nghiệp viên chức sau đây được áp dụng hệ số lương từ 6,2 đến 8,0 bao gồm:

- Chức danh nghề nghiệp họa sĩ hạng I (Theo Thông tư 07/2022/TT-BVHTTDL, có hiệu lực từ ngày 10/12/2022).

- Đạo diễn nghệ thuật hạng I, Diễn viên hạng I (Theo Thông tư 10/2022/TT-BVHTTDL, có hiệu lực từ ngày 15/12/2022).

- Họa sĩ hạng I (Theo Thông tư 09/2022/TT-BVHTTDL, có hiệu lực từ ngày 15/12/2022).

Hiện, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng. Như vậy, các chức danh nghề nghiệp viên chức trên có mức lương cao nhất là 11.920.000 đồng/tháng.

Từ 1/7/2023, khi mức lương cơ sở tăng lên mức 1,8 triệu đồng/tháng các chức danh nói trên sẽ có thu nhập cao nhất 14.400.000 đồng/tháng.

(Theo Đại đoàn kết)

Các tin khác
Thành đoàn Yên Bái, Huyện đoàn Mù Cang Chải và Đoàn Thanh niên Học viện Báo chí và Tuyên truyền xây dựng

Một nhiệm kỳ vừa qua đi nhưng những con đường bê tông mang dấu ấn của tuổi trẻ vẫn ở lại. Những “Con đường em đến trường” ấy tuy chưa rộng rãi, chưa được trải nhựa nhưng là cả tấm lòng, mồ hôi, công sức của tuổi trẻ, của những “mạnh thường quân” gửi đến các em nhỏ và bà con nhân dân vùng cao. Đó cũng là những việc làm thiết thực đầy kỷ niệm, bước đường khó phai của một nhiệm kỳ Đại hội XIV Đoàn Thanh niên tỉnh Yên Bái thành công.

Quang cảnh Hội nghị tập huấn.

Sáng 28/11, Trung ương HND Việt Nam phối hợp với HND tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị tập huấn và bồi dưỡng kiến thức, năng lực về công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) cho cán bộ Hội và hội viên nông dân trong tỉnh.

Toàn cảnh “Phiên tòa giả định” do Huyện đoàn Mù Cang Chải phối hợp tổ chức thu hút đông đảo ĐVTN, học sinh, giáo viên tham dự.

Thời gian qua, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã tích cực tổ chức “Phiên tòa giả định”, đặc biệt là đối với huyện vùng cao Mù Cang Chải - nơi có đông thanh, thiếu niên người dân tộc thiểu số. Nội dung của “Phiên tòa giả định” tập trung vào các quy định pháp luật có liên quan đến vi phạm của học sinh hiện nay. Đây là hình thức tuyên truyền mới mang tính trực quan sinh động, học sinh được tiếp cận giống như một mô hình phiên tòa thật thu nhỏ.

Đoàn chủ tọa.

Với chủ đề "Kỷ cương- Trách nhiệm - Đoàn kết - Phát triển", Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX, nhiệm kỳ 2022- 2027 khai mạc tại Hà Nội ngày 28/11.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục