Tết sớm ở Bản Lùng

Những ngày đầu năm mới, chúng tôi lên Bản Lùng, xã phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên. Bản Lùng nhìn từ xa đẹp tựa miền cổ tích. Bản Lùng với những ngôi nhà xây khang trang, lúa, ngô và cả những đồi quế xanh ngút ngàn; những con đường bê tông rộng mở thênh thang...
Đón chúng tôi tại hội trường thôn Bản Lùng, Chủ tịch UBND xã Phong Dụ Thượng Lương Văn Thu phấn khởi cho biết: "Bản Lùng không còn là thôn bản đặc biệt khó khăn như trước nữa. Nhờ nguồn lực đầu tư của Nhà nước, sự chung tay nỗ lực của cấp ủy, chính quyền xã, thôn và sự đồng thuận của nhân dân, đồng bào Mông trong thôn đã từng bước vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống. Người dân Bản Lùng giờ đây đã yên tâm sinh sống trong những ngôi nhà đủ 3 cứng: "Cứng mái, cứng nền, cứng tường”. 
Con đường vào Bản Lùng cũng thuận tiện hơn kích thích phát triển giao thương. Phấn khởi hơn nữa đó là cuối năm 2021, thôn đã hoàn thành và ra mắt thôn nông thôn mới (NTM), trở thành thôn thứ 2 của xã Phong Dụ Thượng đạt chuẩn thôn NTM. 
Dẫn chúng tôi đi trên con đường bê tông sạch đẹp chạy dài theo khu tái định cư, Chủ tịch UBND xã Lương Văn Thu cho biết thêm: Thực hiện ý kiến chỉ đạo đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy trong buổi lễ đón Bằng công nhận thôn Bản Lùng đạt chuẩn thôn NTM năm 2021, Đảng bộ, chính quyền xã đã cùng với cán bộ thôn chỉ đạo các chi hội đoàn thể vận động hội viên, đoàn viên gương mẫu các phong trào: "Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới”, "5 không, 5 sạch”, "Ngày cuối tuần cùng dân”, tạo sức lan tỏa lớn trong cộng đồng dân cư. Luồng gió mới từ sự thành công trong xây dựng NTM đã giúp người dân hăng hái thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống ấm no. 
Đến nay, người dân đã đưa vào canh tác 40 ha lúa nước 2 vụ, 20 ha ngô,102 ha quế, phát triển được 15 mô hình chăn nuôi trâu, bò từ 10 con trở lên; gần 20 mô hình buôn bán, kinh doanh hàng tạp hóa, nhu yếu phẩm thiết yếu. Toàn thôn đã bê tông hóa được trên 3 km đường giao thông...
Ghé thăm gia đình ông Mai Văn Tuân - hộ dân tiêu biểu trong phát triển kinh tế ở khu tái định cư, trong căn nhà cấp 4 xây kiên cố, ông Tuân cho biết: "Trận lũ quét mấy năm trước đã làm gia đình tôi mất hết nhà cửa, ruộng nương. Trở về đây với hai bàn tay trắng, may mắn có sự hỗ trợ của Nhà nước, gia đình tôi đã ổn định cuộc sống. Từ số tiền hỗ trợ, gia đình tập trung phát triển chăn nuôi và kinh doanh buôn bán hàng tạp hóa”. 
Được biết, gia đình ông Mai Văn Tuân đã có 10 con bò, cuối năm 2022, ông bán 2 con đầu tư phát triển kinh tế đồi rừng. Thôn Bản Lùng hôm nay đã khoác lên mình một diện mạo mới khi không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo năm 2022 giảm còn dưới 10%, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 36 triệu đồng/năm.
Đặc biệt, với sự định hướng của cấp ủy, chính quyền địa phương, mới đây thôn đã ra mắt được 2 tổ hợp tác về liên kết phát triển chăn nuôi bò, cá mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhân dân trong thôn chú trọng tập trung khai thác các tiềm năng để phát triển du lịch. Tết này, 126 hộ dân ở Bản Lùng đã có nhà ở kiên cố, vững chãi; đời sống kinh tế ổn định.
 Bản Lùng - vùng quê từng tan hoang sau lũ dữ đang hồi sinh từ các chính sách hỗ trợ kịp thời của tỉnh, huyện và từ chính sự nỗ lực của mỗi người dân trong quyết tâm xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Thanh Tân

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cảnh báo nguy cơ biến chứng nặng nề do Zona

Cảnh báo nguy cơ biến chứng nặng nề do Zona

Sáng 15-7, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương thông tin vừa tiếp nhận và điều trị một bệnh nhân nữ 78 tuổi (bà N.T.Q, trú tại Bắc Ninh) trong tình trạng nguy kịch. Từ trường hợp này, các bác sĩ cảnh báo nguy cơ biến chứng nặng nề do Zona.

7 'siêu thực phẩm' giải độc gan cực tốt, cực nhiều ở chợ Việt lại ít người biết

7 'siêu thực phẩm' giải độc gan cực tốt, cực nhiều ở chợ Việt lại ít người biết

Gan là một trong những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể, đóng vai trò như "nhà máy" thải độc. Một lá gan khỏe mạnh là chìa khóa cho sức khỏe tổng thể. Dù gan có khả năng tự phục hồi, việc bổ sung các thực phẩm giúp giải độc gan tự nhiên sẽ hỗ trợ quá trình này hiệu quả hơn.

Học phí đại học sẽ tăng đến mức nào?

Học phí đại học sẽ tăng đến mức nào?

Dự thảo Nghị định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm, hỗ trợ học phí, hỗ trợ chi phí học tập, giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo thay thế quy định tại Nghị định số 81/2021 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) trình Chính phủ đưa ra quy định mức thu, lộ trình học phí các cấp học từ bậc phổ thông đến đại học bắt đầu từ năm học 2025-2026.

Người lao động được đóng bù bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu

Chính sách mới Người lao động được đóng bù bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu

Bộ Nội vụ vừa ban hành Thông tư số 12/2025/TT-BNV quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc. Thông tư có hiệu lực từ ngày 1-7-2025, bổ sung nhiều chính sách mới, liên quan trực tiếp tới quyền lợi của hàng chục triệu người lao động.

Chuyển dịch cơ cấu lao động: Học nghề lên ngôi

Chuyển dịch cơ cấu lao động: Học nghề lên ngôi

VOV.VN - Trước làn sóng chuyển dịch mạnh mẽ của thị trường lao động, học nghề đang trở thành lựa chọn thiết thực của nhiều bạn trẻ. Giáo dục nghề nghiệp dần khẳng định vai trò là cầu nối giữa nhà trường và doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng và thay đổi cách nhìn của xã hội về giá trị nghề nghiệp.

fb yt zl tw