Nguyên Thứ trưởng Nội vụ: Sáp nhập còn 38 tỉnh, thành như trước là phù hợp

Ủng hộ chủ trương sáp nhập tỉnh mà Bộ Chính trị vừa mới kết luận, nguyên Thứ trưởng Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh cho rằng có thể sáp nhập một số tỉnh để cả nước trở về con số 35 - 38 tỉnh, thành như trước là phù hợp.
Trao đổi với phóng viên báo chí về chủ trương sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện vừa được Bộ Chính trị kết luận, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, ông Nguyễn Tiến Dĩnh cho rằng, vừa qua Trung ương đã gương mẫu làm trước theo tinh thần "vừa chạy vừa xếp hàng” thì địa phương cũng "hăng hái làm theo”. Đó là quan điểm mà Tổng Bí thư đã nêu rõ.
Theo ông Dĩnh, việc sáp nhập một số tỉnh là tất yếu vì chúng ta đang thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy và đã làm là phải làm cả hệ thống đồng bộ, đảm bảo "tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả”.
Nếu không làm sẽ bỏ lỡ thời cơ
- Nói đến sáp nhập tỉnh thành, bộ ngành trước đây đã có một số lần đề cập nhưng dường như mỗi lần đưa ra thì có rất nhiều lực cản không làm được. Nhưng lần này, việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy ở Trung ương rồi cả ở địa phương vừa qua, chúng ta không chỉ làm được mà còn làm rất nhanh. Vậy theo ông, đây có phải là tiền đề để việc sáp nhập tỉnh tới đây không thể bàn lùi? 
Nghị quyết 18 năm 2017 của Trung ương khóa 12 đã đề ra nhiều nhiệm vụ rất toàn diện, đầy đủ. Đảng thế nào, Quốc hội thế nào, Chính phủ thế nào, MTTQ thế nào. Vấn đề nằm ở triển khai ra sao. 
Thời gian qua, chúng ta đã thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy và đạt được một số kết quả nhưng thực ra chưa đạt mục tiêu. Tinh gọn bộ máy nhiều khi chỉ giảm được số lượng biên chế nhưng chưa chất lượng. Đôi khi cách làm còn nể nang.
Trước đây, chúng ta hay đặt ra lộ trình vì có nhiều cái khó. 
Nhưng lần này Đảng, Nhà nước mà đứng đầu là Tổng Bí thư Tô Lâm đã xác định đây là cuộc cách mạng, phải làm triệt để, quyết tâm, tốc chiến, tốc thắng, bứt phá để vươn mình. Cho nên bây giờ không còn lộ trình nữa mà là tiến độ công việc.
Chính vì vậy đợt sắp xếp bộ máy lần này khác với trước đây, thái độ khác, hành động khác. Nên bây giờ làm không phải bộc phát mà trên cơ sở đã có nghiên cứu, kế thừa thành quả từ trước và làm quyết liệt như một cuộc cách mạng chứ không phải đổi mới. Đây là thời cơ vận hội, nếu không làm thì sẽ bỏ lỡ.
Đại hội 13 của Đảng đã đặt ra mục tiêu năm 2030, Việt Nam sẽ trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; năm 2045 trở thành nước phát triển, có thu nhập cao. Mục tiêu rất rõ, nếu không tăng tốc, bứt phá thì không thể đạt được tốc độ phát triển như mục tiêu đề ra.
Vừa rồi, chúng ta làm 3 đột phá về hạ tầng, thể chế, nguồn nhân lực nhưng lần này là làm cả tinh gọn bộ máy và đột phá về khoa học công nghệ.
Vừa rồi Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 57 và Quốc hội mới thông qua Nghị quyết về thí điểm một số chính sách, cơ chế đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Đặc biệt là cơ chế khoán và chấp nhận "nghiên cứu có rủi ro”.
Tất cả đều làm đồng bộ và tinh thần của chúng ta rất quyết tâm, chớp lấy thời cơ "ngàn năm có một”.            
Một tỉnh mà có hơn 300.000 dân như Bắc Kạn thì quá bé 
- Khi triển khai chủ trương sáp nhập tỉnh thì nên tính toán những yếu tố nào? Có ý kiến cho rằng nên sáp nhập các tỉnh để tạo thành các vùng phát triển, ý kiến của ông thế nào?
Để xác định nhập tỉnh nào với tỉnh nào thì phải có tiêu chí. Trong đó có tiêu chí về quy mô dân số và diện tích nhưng cũng có những yếu tố đặc thù về văn hóa, lịch sử,… 
Nhưng đầu tiên là phải dựa vào quy mô dân số và diện tích tự nhiên và xem xét đến 5 yếu tố khác theo Nghị quyết 35/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2030.
Trước nay chúng ta vẫn quan tâm đến vùng tăng trưởng, vùng động lực để phát triển như: Vùng Tây Nguyên, vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, vùng Đồng bằng Sông Hồng… Nhưng vùng thì tương đối lớn chứ không chỉ một hai tỉnh nhập lại. 
Muốn sáp nhập tỉnh nào với tỉnh nào thì phải xét nhiều yếu tố, từ vị trí địa lý đến con người, dân số, phong tục tập quán…  Ví dụ như một tỉnh mà có hơn 300.000 dân như Bắc Kạn thì quá bé. 
- Vậy theo ông, một số tỉnh trước đây tách ra có nên nhập lại và lấy tên như cũ vì đã có sẵn truyền thống, cơ sở rồi?
Cũng có thể, đấy cũng là một cơ sở mà trước đây chúng ta cũng đã nghiên cứu. Thực ra sau năm 1976 chúng ta cũng chỉ có 38 tỉnh. Lúc đó cũng có những điều kiện riêng. 
Nhưng sau đó tách ra thành nhiều tỉnh thành hơn do điều kiện đi lại khó khăn, cơ sở vật chất cũng không có điều kiện như hiện nay. Có nhiều địa phương khi tách ra đã khá phát triển.
Tỉnh Vĩnh Phú trước đây tách ra thì Vĩnh Phúc phát triển trước, giờ Phú Thọ cũng phát triển. Hay như Hà Bắc khi tách ra Bắc Ninh rất phát triển, những năm gần đây Bắc Giang phát triển rất mạnh. Hay như Hải Hưng ngày xưa tách ra thành Hải Dương và Hưng Yên. Hải Dương phát triển trước, Hưng Yên gần đây cũng rất phát triển… Hay sâu hơn nữa là Quảng Nam - Đà Nẵng...
Nhưng đến thời điểm này, các tỉnh phát triển cũng đến giới hạn; nguồn lực, tài nguyên cũng dần cạn kiệt nên cần phải tính toán lại không gian phát triển.
Năm 2008, Hà Nội sáp nhập Hà Tây, ban đầu có khá nhiều ý kiến bức xúc nhưng bây giờ thực tế khẳng định sáp nhập như vậy Hà Nội mới có không gian, dư địa phát triển hơn. 
Nên tiếp nối tinh thần "thần tốc” 
- Việc sáp nhập, tinh gọn tổ chức bộ máy ở Trung ương vừa qua diễn ra phải nói là "thần tốc”, chỉ trong 2 tháng đã thực hiện xong và rất nhiều người không ngờ đến. Vậy theo ông chủ trương sáp nhập tỉnh sắp tới đây liệu có diễn biến tương tự?
Tôi tin là tinh thần "thần tốc” này tiếp tục tiếp nối. Bởi vì chúng ta đang chuẩn bị cho Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội toàn quốc vào tháng 1/2026. Hiện nay đang chuẩn bị Đại hội cấp cơ sở. Vì vậy phải chuẩn bị nhân sự cho đại hội các cấp. 
Cho nên tôi nghĩ phải làm quyết liệt để ổn định tổ chức bộ máy. Hiện nay đang thực hiện sắp xếp bỏ công an huyện đã có đề án trước đó. Kết luận 126 nêu rõ không chỉ bỏ công an huyện mà nghiên cứu sắp xếp cả tổ chức bộ máy tòa án, VKSND, thanh tra. Tất cả hệ thống thực hiện đồng bộ.
Tôi tin là phải làm và làm với tinh thần như vừa rồi, làm kiên quyết, triệt để. Trung ương gương mẫu làm trước, địa phương tiếp bước làm theo. Giờ tỉnh sáp nhập trước, tiến tới bỏ cấp huyện.
Là người làm công tác tổ chức lâu năm, theo ông khi thực hiện sáp nhập tỉnh nên gọn lại bao nhiêu tỉnh thì phù hợp với tình hình của Việt Nam hiện nay?
Tôi nghĩ trở về con số như cũ 35 đến 38 tỉnh, thành là phù hợp. Tất nhiên không nhất thiết tỉnh nào về lại tỉnh đó như trước mà sắp xếp phù hợp với đặc điểm của các tỉnh. 
(Theo Vietnamnet)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Dự báo mưa lớn trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Dự báo mưa lớn trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng - Thủy văn tỉnh Lào Cai, diễn biến mưa trong 24 giờ qua như sau: Đêm 1/7 và sáng 2/7 các khu vực trong tỉnh có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to. Lượng mưa phổ biến từ 10 – 40 mm, một số nơi cao hơn 60 mm như: Dương Quỳ 95,4 mm; Ngũ Chỉ Sơn 62,6 mm; Lùng Phình 60,6 mm.

Lào Cai bảo đảm khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp

Lào Cai bảo đảm khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp

Thông tin từ Sở Y tế Lào Cai, thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp, ngành y tế và bảo hiểm xã hội (BHXH) đã phối hợp triển khai những hoạt động cần thiết để bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), công tác khám bệnh, chữa bệnh BHYT liên tục, thông suốt, không bị gián đoạn.

Kỳ vọng từ những chuyển động ở "bộ mặt" hành chính công

Kỳ vọng từ những chuyển động ở "bộ mặt" hành chính công

Mỗi khi một bộ máy chính quyền mới bắt đầu nhiệm kỳ, mọi sự chú ý đều đổ dồn vào những hành động đầu tiên. Tại Lào Cai, sau ngày 1/7/2025, những chuyển động ban đầu tại các trung tâm hành chính công - nơi được mệnh danh là “bộ mặt” của nền hành chính - không chỉ đơn thuần là giải quyết thủ tục, mà đang trở thành nguồn năng lượng thắp lên kỳ vọng lớn lao của người dân về một nhiệm kỳ phục vụ hiệu quả và tận tâm.

Rừng kháo cổ thụ trên núi Sải Duần

Rừng kháo cổ thụ trên núi Sải Duần

Thời gian gần đây, xã Phìn Ngan, huyện Bát Xát (nay là xã Bát Xát, tỉnh Lào Cai) trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước yêu thích khám phá thiên nhiên, trải nghiệm núi rừng. Một trong những địa chỉ để lại nhiều ấn tượng đẹp đối với du khách là rừng kháo cổ thụ ở thôn Sải Duần do cộng đồng quản lý với hàng vạn cây kháo cổ thụ xanh mướt.

419 học sinh đỗ vào lớp 10 Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành

419 học sinh đỗ vào lớp 10 Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành

Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành vừa công bố danh sách trúng tuyển vào lớp 10 năm học 2025 - 2026, đánh dấu một năm thành công trong công tác tuyển sinh và thu hút nhân tài. 419 học sinh đã xuất sắc vượt qua kỳ thi đầy cạnh tranh để chính thức trở thành thành viên của ngôi trường danh tiếng này.

Không để thủ tục hành chính gián đoạn trong ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp

Không để thủ tục hành chính gián đoạn trong ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp

Hôm nay (1/7), chính quyền 2 cấp chính thức đi vào vận hành, bên cạnh việc triển khai các công việc của chính quyền mới, tỉnh Lào Cai ưu tiên, bố trí cán bộ chuyên môn đủ năng lực để phục vụ người dân và doanh nghiệp giải quyết các thủ tục hành chính, không để gián đoạn trong ngày đầu vận hành.

fb yt zl tw