Văn Yên triển khai kịp thời các chính sách dân tộc

Là huyện miền núi, dân số phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), đời sống còn nhiều khó khăn, bởi vậy hàng năm Văn Yên luôn chú trọng triển khai kịp thời các chương trình, chính sách hỗ trợ vùng đồng bào DTTS và miền núi (DTTS & MN) đến với người thụ hưởng, tạo động lực về vật chất và tinh thần cho nhân dân thúc đẩy phát triển kinh tế gia đình.
Phóng viên (P.V) Báo Yên Bái đã có cuộc trao đổi với ông Phương Quốc Khải - Trưởng Phòng Dân tộc huyện Văn Yên về việc thực hiện các chính sách DTTS trên địa bàn.
P.V: Xin ông cho biết một số dự án điển hình của Đảng, Nhà nước dành cho vùng đồng bào DTTS mà huyện đã và đang triển khai thực hiện?
Ông Phương Quốc Khải: Để thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) trong đồng bào DTTS trên địa bàn huyện, Phòng Dân tộc đã tham mưu cho huyện chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể phối hợp với cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn tập trung thực hiện Quyết định số 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS & MN giai đoạn 2021 - 2030, trước mắt là giai đoạn I từ năm 2021 - 2025. 
Văn Yên triển khai kịp thời các chính sách dân tộc ảnh 1
Ông Phương Quốc Khải - Trưởng Phòng Dân tộc huyện Văn Yên. 
Riêng năm 2024, huyện thực hiện các dự án như: giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt với tổng kinh phí trên 15,47 tỷ đồng; phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị với tổng kinh phí trên 26,15 tỷ đồng; phát triển giáo dục - đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực với kinh phí 12,71 tỷ đồng; bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch với tổng kinh phí 2,56 tỷ đồng; chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em với tổng kinh phí hơn 1 tỷ đồng; thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em, kinh phí 1,22 tỷ đồng; đầu tư phát triển nhóm DTTS rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn với tổng kinh phí 450 triệu đồng... Đối với Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, năm 2024, huyện cũng đã thực hiện nhiều dự án với tổng kinh phí 29,388 tỷ đồng.
P.V: Ông có thể chia sẻ một số kết quả nổi bật trong thực hiện chính sách dành cho đồng bào DTTS trong năm qua?
Ông Phương Quốc Khải: Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các chính sách của Đảng, Nhà nước dành cho đồng bào DTTS & MN trên địa bàn huyện đã được triển khai kịp thời đến với người thụ hưởng mang lại hiệu quả thiết thực. Điển hình, thực hiện công tác hỗ trợ trong việc khoán bảo vệ rừng đã giúp hàng ngàn héc-ta rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng khoanh nuôi tái sinh trên địa bàn huyện và Khu Bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu được quản lý, bảo vệ tốt. 
Ngoài khoanh nuôi, bảo vệ, huyện cũng đã hỗ trợ trồng mở rộng diện tích rừng sản xuất, khai thác kinh tế dưới tán rừng và phát triển lâm sản ngoài gỗ ở các xã như: trồng rừng mới xã Mỏ Vàng 100 ha, Lang Thíp 30 ha, Phong Dụ Thượng 60 ha; phát triển chuỗi nuôi cá tầm thương phẩm thôn Khe Dẹt, xã Phong Dụ Thượng, chuỗi nuôi cá tầm thương phẩm thôn Khe Đóm, xã Xuân Tầm; đầu tư xây dựng 34 công trình cơ sở hạ tầng nông thôn trên địa bàn 7 xã, tu sửa 11 công trình cơ sở hạ tầng nông thôn trên địa bàn 9 xã; đầu tư xây dựng 6 công trình cơ sở giáo dục; mở 8 lớp đào tạo nghề cho 258 lao động nông thôn; tổ chức 86 cuộc tuyên truyền thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em cho 87.150 lượt người dân tham dự...
P.V: Thưa ông, trong quá trình thực hiện, huyện gặp những khó khăn gì và có giải pháp nào giúp đồng bào DTTS sớm vươn lên thoát nghèo?
Ông Phương Quốc Khải: Một số khó khăn của huyện Văn Yên về chủ quan như: địa bàn rộng, giao thông đi lại ở một số xã và thôn, bản vùng sâu chưa thuận lợi; người dân sinh sống không tập trung; còn có trường hợp trông chờ, ỷ lại vào hỗ trợ của Nhà nước... dẫn đến việc triển khai một số dự án thuộc chương trình MTQG còn chậm tiến độ. Về khách quan, do nguồn vốn Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS & MN, Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững được giao thường bị muộn dẫn đến thực hiện chậm so với kế hoạch; một số nội dung còn chồng chéo, gây lúng túng cho cơ sở khi triển khai. 
Bên cạnh đó, năm 2024, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 hết sức nặng nề, các cơ quan, ban, ngành của huyện, các xã, thị trấn trong thời điểm này chủ yếu tập trung chỉ đạo hoạt động khắc phục nên cũng ảnh hưởng đến tiến độ triển khai của Chương trình.
Để sớm nâng cao đời sống nhân dân vùng đồng bào DTTS, cùng với huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong thực hiện Chương trình hàng năm, huyện cũng đã tập trung triển khai các chỉ thị, nghị quyết, quyết định về chính sách đối với đồng bào DTTS & MN trên địa bàn phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương; đẩy mạnh công tác xã hội hóa và ưu tiên nguồn lực thúc đẩy đồng bào DTTS có điều kiện đầu tư phát triển kinh tế gia đình, vươn lên xóa đói, giảm nghèo nhanh và bền vững.
P.V: Xin trân trọng cảm ơn ông! 
A Mua (thực hiện)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Hai Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9 về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3-5 tuổi và miễn, hỗ trợ học phí cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân, đã đánh dấu một bước tiến có ý nghĩa chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục nước ta.

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Thứ trưởng Thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 vừa có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí về công tác chấm thi trong bối cảnh vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, việc bảo đảm quyền lợi cho thí sinh trong khâu chấm thi, độ khó của đề thi Toán, Tiếng Anh,...

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Với 11 tỉnh/thành phố không có sự biến động, mã vùng điện thoại cố định vẫn giữ nguyên. Với 23 tỉnh/thành phố mới được sắp xếp từ 2 tỉnh/thành phố trở lên sẽ áp dụng song song các mã vùng điện thoại cố định, sau đó dự kiến sẽ áp dụng theo mã vùng của tỉnh mới.

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính và đưa vào vận hành mô hình chính quyền hai cấp, đến nay, bộ máy hành chính của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Chính quyền cơ sở tại nhiều địa phương không chỉ hoạt động hiệu quả mà còn gần dân, sát cơ sở, giải quyết công việc nhanh gọn, minh bạch, tăng sự hài lòng của người dân.

Đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm

Đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 338/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp lần thứ 15 Ban chỉ đạo Trung ương về xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.

fb yt zl tw