Chuyển đổi số để bảo tồn giá trị văn hóa địa phương

LTS: Bảo tàng Yên Bái đang lưu giữ và trưng bày trên 300 mẫu vật địa chất, khoáng sản và trên 25.158 tư liệu, hình ảnh, hiện vật có giá trị về lịch sử, văn hóa - đây là nguồn tư liệu quý giúp khách tham quan hiểu được các giai đoạn lịch sử phát triển của tỉnh. Nhằm nâng cao hiệu quả bảo tồn và phát huy giá trị di sản, Bảo tàng Yên Bái đã ứng dụng chuyển đổi số (CĐS) vào hoạt động lưu trữ, mang lại hiệu quả tích cực. Để hiểu rõ thêm về công tác này, phóng viên (P.V) Báo Yên Bái đã có cuộc phỏng vấn ông Hoàng Tiến Long - Giám đốc Bảo tàng tỉnh.
Chuyển đổi số để bảo tồn giá trị văn hóa địa phương ảnh 1
Ông Hoàng Tiến Long - Giám đốc Bảo tàng tỉnh Yên Bái.
P.V: Với chức năng, nhiệm vụ của mình, thời gian qua, Bảo tàng Yên Bái đã triển khai những hoạt động gì để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa địa phương, thưa ông?
Ông Hoàng Tiến Long: Để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa địa phương, thời gian qua, Bảo tàng Yên Bái đã tích cực thám sát, nghiên cứu, thẩm định, sưu tầm, kêu gọi hiến tặng hiện vật, phối hợp với Bảo tàng Địa chất Hà Nội trực tiếp tìm kiếm và phát hiện thêm nhiều mẫu thực vật và động vật hóa thạch. 
Qua đó, bổ sung, phân loại hàng trăm hiện vật đưa vào trưng bày tại Bảo tàng tỉnh. Hiện nay, Bảo tàng Yên Bái lưu giữ và trưng bày trên 300 mẫu vật địa chất, khoáng sản và trên 25.158 tư liệu, hình ảnh, hiện vật có giá trị về lịch sử, văn hóa của tỉnh - đây là nguồn tư liệu quý giúp cho khách tham quan hiểu được các giai đoạn lịch sử phát triển của tỉnh. Năm 2024, đơn vị đã tổ chức các cuộc đào thám sát, khai quật khảo cổ; bảo quản phòng ngừa 900 hiện vật; bảo quản trị liệu 63 hiện vật; quản lý 110 hiện vật; sưu tầm bổ sung 110 hiện vật. 
Trong hành trình bảo tồn giá trị văn hóa, lịch sử, Bảo tàng Yên Bái còn thực hiện hoạt động dập văn bia cổ, lưu giữ tư liệu quý cho thế hệ sau. Bên cạnh đó, Bảo tàng cũng chủ động trong việc tăng thời gian mở cửa vào các dịp lễ, tết, nâng cao chất lượng trưng bày và công tác phục vụ. Đơn vị đã thực hiện mở cửa tất cả các ngày trong tuần, trừ thứ Hai để vệ sinh, bảo quản hiện vật; các ngày nghỉ tết Nguyên đán mở cửa cả tối để phục vụ nhu cầu vui chơi, tham quan của người dân. Nhờ đó, năm 2024, Bảo tàng Yên Bái đã đón 50.902 lượt du khách đến tham quan và trải nghiệm, trong đó khách quốc tế đạt 297 lượt.
P.V: Được biết, Bảo tàng Yên Bái đã có ứng dụng CĐS vào hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Xin ông cho biết kết quả bước đầu?
Ông Hoàng Tiến Long: Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, Bảo tàng Yên Bái đã chủ động ứng dụng công nghệ thông tin để số hóa hiện vật, xây dựng "Bảo tàng ảo thực tế”, hiện vật 3D với hệ thống trưng bày điện tử trực quan, hiện đại, ứng dụng các công nghệ VR tăng cường chạy trên nền web baotangyenbai.vn, du khách tham quan trực tuyến không bị hạn chế bởi không gian, thời gian, khoảng cách địa lý. 
Cụ thể, Bảo tàng Yên Bái phối hợp với Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Thái Nguyên thực hiện và bước đầu triển khai hiệu quả đề tài khoa học "CĐS các hiện vật Bảo tàng Yên Bái hình thành Bảo tàng thực tế ảo (VR)”. Kết quả, đã phối hợp khảo sát, số hóa hơn 1.000 tài liệu, hiện vật theo 5 chủ đề trưng bày thường trực của Bảo tàng để xây dựng cơ sở dữ liệu 3D. "Bảo tàng thực tế ảo” cho phép khách tham quan truy cập và khám phá dễ dàng, lựa chọn các đối tượng, chủ đề quan tâm, ưa thích; tự do khám phá bảo tàng như người nắm giữ bảo tàng thực sự. Người dùng còn có thể tương tác với mô hình hiện vật ở nhiều góc độ khác nhau; thông tin về các hiện vật cũng được hiển thị. 
Trong năm 2023 - 2024, Bảo tàng tiếp tục phối hợp với Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Thái Nguyên thực hiện đề tài khoa học "Số hóa tư liệu lịch sử giấy và phim ảnh tại Bảo tàng Yên Bái phục vụ công tác bảo quản, lưu trữ và tra cứu khai thác sử dụng”, trong đó đã thu thập và chuẩn hóa dữ liệu hình ảnh của 560 hiện vật giấy và 300 phim ảnh tư liệu; cung cấp phiếu thông tin mô tả tư liệu lịch sử giấy và phim âm bản để làm cơ sở dữ liệu xây dựng phần mềm Quản lý và sử dụng, khai thác các tư liệu lịch sử. Tính đến tháng 10/2024, Bảo tàng tỉnh đã số hóa 80 hiện vật mới sưu tầm năm 2024 và 200 hiện vật trong kho cơ sở, nhập dữ liệu vào phần mềm Quản lý hiện vật do Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cung cấp. 
Cùng với đó, bên cạnh hình thức giáo dục học sinh trực tiếp, Bảo tàng Yên Bái còn tổ chức thành công nhiều chương trình tour tham quan Bảo tàng Yên Bái online cho hàng nghìn thầy, cô giáo và các em học sinh tại các nhà trường ở địa bàn xa thành phố Yên Bái. Qua điểm cầu kết nối giữa Bảo tàng tỉnh và điểm cầu online, các nhà trường đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo học sinh và các nhà trường. Mới đây nhất, Bảo tàng Yên Bái đã phối hợp với 2 trường Tiểu học và Trung học cơ sở xã Minh Chuẩn, xã An Lạc, huyện Lục Yên tổ chức các buổi tham quan trực tuyến Bảo tàng Yên Bái thông qua ứng dụng Zoom. 
Việc áp dụng công nghệ đã đem lại cho các thầy, cô giáo và các em học sinh ở địa bàn xa xôi những cơ hội mới, khi ngồi tại lớp học vẫn có thể chiêm ngưỡng một cách chân thực, thậm chí còn được quan sát kỹ hơn, chi tiết hơn mọi ngóc ngách của hiện vật tại Bảo tàng tỉnh. Đây là hoạt động bổ ích giúp các em tìm hiểu về lịch sử, văn hóa địa phương một cách sinh động và hấp dẫn, giúp khơi dậy niềm tự hào và ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
P.V: Thưa ông, thời gian tới, Bảo tàng Yên Bái sẽ tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa như thế nào?    
Ông Hoàng Tiến Long: Thực hiện Kết luận số 442 của Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và CĐS tỉnh, thời gian tới, Bảo tàng Yên Bái sẽ tiếp tục nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa địa phương; tiếp tục ký kết các chương trình phối hợp với các nhà trường đổi mới hình thức tuyên truyền giáo dục địa phương gắn với CĐS; tổ chức tái hiện các sự kiện lịch sử, cho học sinh trực tiếp nhập vai, hóa thân vào các nhân vật trong các sự kiện lịch sử giúp các em tiếp cận, hiểu sâu sắc hơn lịch sử đất nước nói chung và lịch sử tỉnh Yên Bái nói riêng, thu hút các em hào hứng tìm hiểu kiến thức. 
Đặc biệt, đẩy mạnh ứng dụng CĐS vào công tác thuyết minh, giảng dạy trực tuyến với các nhà trường, tiếp tục xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về di sản văn hóa; triển khai số hóa, xây dựng bản đồ số hệ thống di tích và dữ liệu về di tích (di sản văn hóa thế giới, di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia), số hóa hiện vật quý hiếm, cổ vật, bảo vật quốc gia; số hóa các di sản văn hóa phi vật thể, di sản tư liệu phục vụ công tác lưu giữ, bảo quản, tu bổ, phục hồi, nghiên cứu, quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu, bảo vệ và phát huy giá trị; quan tâm đầu tư kinh phí để xây dựng mới hoặc nâng cấp trang website của Thư viện tỉnh và Bảo tàng Yên Bái để phục vụ công tác tuyên truyền sau khi sáp nhập hai đơn vị.
P.V: Xin trân trọng cảm ơn ông!
Minh Huyền (thực hiện)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính và đưa vào vận hành mô hình chính quyền hai cấp, đến nay, bộ máy hành chính của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Chính quyền cơ sở tại nhiều địa phương không chỉ hoạt động hiệu quả mà còn gần dân, sát cơ sở, giải quyết công việc nhanh gọn, minh bạch, tăng sự hài lòng của người dân.

Đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm

Đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 338/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp lần thứ 15 Ban chỉ đạo Trung ương về xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.

Bộ Công an nói về vụ bán dầu ăn chăn nuôi cho người

Bộ Công an nói về vụ bán dầu ăn chăn nuôi cho người

Với vụ án dầu ăn OFOOD, người phát ngôn Bộ Công an cho biết, đây là vụ án buôn lậu, sản xuất dầu thực vật giả với quy mô lớn: "Đây là việc biến dầu dùng cho thức ăn chăn nuôi thành dầu ăn cho người. Rất nguy hiểm và chưa đánh giá hết được hệ lụy của nó với sức khỏe người tiêu dùng".

Cảnh báo lũ quét, sạt lở, mưa đá

Cảnh báo lũ quét, sạt lở, mưa đá

Theo dự báo của Đài Khí tượng - Thuỷ văn tỉnh Lào Cai, Dự báo trong 6 giờ tới một số khu vực trong tỉnh tiếp tục có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to. Lượng mưa tích lũy tại tỉnh Lào Cai phổ biến 10 - 30 mm, có nơi trên 60 mm. Cảnh báo nguy cơ sạt lở, mưa đá, giông lốc trong chiều và tối nay.

Người dân yên tâm khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế sau sáp nhập

Người dân yên tâm khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế sau sáp nhập

Sau ngày 1/7/2025 thời điểm chính thức thành lập tỉnh Lào Cai mới trên cơ sở sáp nhập Lào Cai và Yên Bái, bộ máy chính quyền hai cấp đã nhanh chóng đi vào hoạt động ổn định. Một trong những lĩnh vực được người dân đặc biệt quan tâm là quyền lợi khám, chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT). Thực tế tại các cơ sở y tế cho thấy, công tác KCB diễn ra thông suốt, không bị gián đoạn, người dân hoàn toàn yên tâm khi đến khám, chữa bệnh bằng BHYT.

Hành trình đến danh hiệu Thủ khoa Văn của cô nữ sinh chuyên Nguyễn Tất Thành

Hành trình đến danh hiệu Thủ khoa Văn của cô nữ sinh chuyên Nguyễn Tất Thành

Trong Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, năm học 2025 - 2026, Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành, bên cạnh những con số ấn tượng về chất lượng thí sinh, nhà trường còn vinh danh 10 em học sinh xuất sắc giành vị trí thủ khoa ở 10 môn thi chuyên khác nhau. Trong những gương mặt xuất sắc ấy có em Nguyễn Bảo Ngọc - học sinh lớp 9A của chính ngôi trường này đã giành vị trí thủ khoa ở môn chuyên Văn. Đây là một trong những môn thi có tỷ lệ chọi cao nhất và đòi hỏi nhiều năng lực ở kỳ thi năm nay.

Từ 1/7 áp dụng nhiều quy định mới đối với cán bộ, công chức

Từ 1/7 áp dụng nhiều quy định mới đối với cán bộ, công chức

Bố trí và xếp ngạch công chức theo vị trí việc làm; ưu tiên đào tạo các lĩnh vực khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, kỹ năng số, công nghệ số; thắt chặt các trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật;… là một số nội dung đáng chú ý tại các Nghị định mới ban hành của Chính phủ liên quan đến cán bộ, công chức, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2025.

Hệ thống y tế tỉnh Lào Cai sau sáp nhập

Hệ thống y tế tỉnh Lào Cai sau sáp nhập

Sau hợp nhất, tỉnh Lào Cai (mới) sẽ có 40 đơn vị y tế công lập và 5 đơn vị y tế tư nhân. Trong đó, có 4 bệnh viện Đa khoa tuyến tỉnh, 4 bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh. Bệnh viện đa khoa huyện, thành phố đã được đổi tên thành bệnh viện đa khoa khu vực; Trung tâm Y tế cấp huyện trực thuộc UBND cấp huyện được đổi tên và chuyển nguyên trạng về trực thuộc Sở Y tế. 

fb yt zl tw