Yên Bái: Báo động về tình trạng tái phát dịch cúm gia cầm

YBĐT - Gần đây các cơ quan thông tin đại chúng liên tục đưa tin dịch cúm gia cầm hiện đang tái phát ở một số tỉnh, thành phố trên cả nước và cũng đã xuất hiện thêm một số bệnh nhân tử vong do cúm A H5N1. Tỉnh Yên Bái lại nằm giữa các tỉnh lân cận như Phú Thọ, Lào Cai, Tuyên Quang đã xuất hiện dịch cúm gia cầm.

Phòng chống cúm gia cầm chủ yếu vẫn chỉ là... kế hoạch

Ông Ma Văn Yên - Chi cục trưởng, Chi cục Thú y tỉnh Yên Bái tự tin cho biết: Hiện trên địa bàn toàn tỉnh Yên Bái chưa tái phát dịch cúm gia cầm là do việc tiêm vác xin phòng bệnh lần thứ 4 trong năm 2007 kết thúc vào tháng 12 nên phần lớn gia cầm đã tiêm hiện vẫn còn đang được nuôi trong dân; công tác tổ chức tiêm phòng khá triệt để với tỷ lệ tiêm phòng trên 70% số hộ có gia cầm nuôi nhỏ lẻ; tỉnh đã hoàn thành khử trùng tiêu độc lần I vào tháng 1/2008 đã hoàn thành; tỷ lệ tăng đàn thủy cầm (loài gia cầm rất dễ mắc dịch cúm) ít và phần lớn các hộ nuôi thủy cầm là chăn nuôi nhỏ lẻ và do nông dân tự cho ấp nở để nuôi nên đã giảm thiểu được khả năng mầm bệnh “di cư” từ giống ở ngoài vào.

Hiện nay, Chi cục đã làm tờ trình về kế hoạch tiêm phòng chống dịch và đã được tỉnh phê duyệt. Sở NN &PTNT cũng đã tiến hành lập các tờ trình như: kinh phí mua vác xin; thành lập 4 chốt kiểm dịch tại nơi tiếp giáp với các tỉnh bạn... hiện đang chờ phê duyệt. Riêng công tác tổ chức tiêm vác xin phòng bệnh do Cục Thú y trung ương đang ưu tiên cho các tỉnh có dịch nên Yên Bái phải tháng 4 mới có thể có tiêm vác xin phòng chống cúm gia cầm.

Được biết, do chưa thành lập chốt kiểm dịch nên việc vận chuyển gia cầm từ các tỉnh lân cận vào Yên Bái vẫn thường diễn ra mà chưa được kiểm soát, vì vậy rất dễ xảy ra tình trạng gia cầm mắc dịch được đưa vào để bán trên địa bàn tỉnh. Việc quản lý kinh doanh, giết mổ gia cầm ở Yên Bái đang trong tình trạng bị buông lỏng kể cả các chợ ở thành thị và nông thôn.Việc giết mổ gia cầm tại chỗ cũng không được kiểm soát. Người giết mổ gia cầm, ngoài việc không tự trang bị cho mình những dụng cụ bảo hộ an toàn vệ sinh mà còn gây mất vệ sinh tại nơi giết mổ như: lông, nội tạng, tiết... rải khắp khu vực hành nghề, bên cạnh những con gia cầm còn sống.

Bên cạnh đó, khu dân cư lại ở san sát bên nhau; gia cầm sau khi mổ lại được mang ra chợ tiêu thụ - nơi có nhiều mua bán qua lại. Nếu như có dịch cúm gia cầm xảy ra tại các địa điểm nêu trên thì liệu có tránh được nguy cơ lây lan trên diện rộng hay không?

Người dân vẫn thờ ơ trước dịch cúm gia cầm

Tại khu vực ga Yên Bái hay chợ ngã tư Nam Cường thuộc phường Nguyễn Thái Học... việc bày bán tiết canh ngan, vịt trong các quán nhỏ vẫn diễn ra. Các thực khách vẫn ngồi sài món khoái khẩu một cách vô tư, thoải mái. Các ngành chức năng nghĩ gì về vấn đề này?

Ở Yên Bái trước đây đã có người bị tử vong do cúm A H5N1, thế mà người dân vẫn thờ ơ với dịch cúm gia cầm. Anh Nguyễn Hoàng Hải - một thực khách quen thuộc tại một quán bán thủy cầm ở ngã tư Nam Cường, thành phố Yên Bái nói: Tôi vẫn thường ăn tiết canh ở đây, có làm sao đâu mà phải sợ! Cúm gia cầm mãi ở tỉnh Tuyên Quang, Phú Thọ hay Lào Cai gì đó chứ ở Yên Bái đã có đâu? Các anh cứ lo “bò trắng răng”, khi nào dịch về đến đầu cầu Yên Bái hãy hay! Mọi người cười nói vui vẻ, nhưng trong lòng chúng tôi đã cảm thấy ái ngại vô cùng trước những suy nghĩ như thế.

Nguyên nhân khiến người dân chủ quan với dịch cúm gia cầm là do công tác tuyên truyền của các ngành chức năng triển khai chậm và không đồng bộ. Ở thành phố đã vậy, không biết ở vùng nông thôn hay các xã vùng cao thì công tác kiểm dịch, khử trùng tiêu độc sẽ diễn ra như thế nào nếu người dân vẫn còn chủ quan trong công tác phòng chống dịch? Mong rằng, những bất cập nêu trên sẽ sớm được khắc phục, để phòng ngừa có hiệu quả dịch cúm gia cầm.

Đức Tưởng

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Học phí đại học sẽ tăng đến mức nào?

Học phí đại học sẽ tăng đến mức nào?

Dự thảo Nghị định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm, hỗ trợ học phí, hỗ trợ chi phí học tập, giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo thay thế quy định tại Nghị định số 81/2021 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) trình Chính phủ đưa ra quy định mức thu, lộ trình học phí các cấp học từ bậc phổ thông đến đại học bắt đầu từ năm học 2025-2026.

Người lao động được đóng bù bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu

Chính sách mới Người lao động được đóng bù bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu

Bộ Nội vụ vừa ban hành Thông tư số 12/2025/TT-BNV quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc. Thông tư có hiệu lực từ ngày 1-7-2025, bổ sung nhiều chính sách mới, liên quan trực tiếp tới quyền lợi của hàng chục triệu người lao động.

Chuyển dịch cơ cấu lao động: Học nghề lên ngôi

Chuyển dịch cơ cấu lao động: Học nghề lên ngôi

VOV.VN - Trước làn sóng chuyển dịch mạnh mẽ của thị trường lao động, học nghề đang trở thành lựa chọn thiết thực của nhiều bạn trẻ. Giáo dục nghề nghiệp dần khẳng định vai trò là cầu nối giữa nhà trường và doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng và thay đổi cách nhìn của xã hội về giá trị nghề nghiệp.

Hỗ trợ tủ sách cộng đồng, lan tỏa văn hóa đọc

Hỗ trợ tủ sách cộng đồng, lan tỏa văn hóa đọc

Từ ngày 15/7 đến 15/8, Alpha Books phối hợp các thương hiệu sách là Omega Plus, Gamma, Einstein Books, Medinsights và Sống ra mắt và triển khai dự án xã hội "Hỗ trợ xây dựng 100 tủ sách trên khắp cả nước", một sáng kiến nhằm góp phần thúc đẩy thói quen đọc sách và kết nối cộng đồng qua các không gian văn hóa đọc.

fb yt zl tw