Công bố phác đồ điều trị bệnh chân, tay, miệng

Ngày 16/5, Bộ Y tế đã công bố phác đồ và hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh tay, chân, miệng, căn bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm tuổi dưới 3.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, do bệnh chân, tay, miệng chưa có có thuốc điều trị đặc hiệu nên người bệnh chỉ điều trị hỗ trợ (không dùng kháng sinh khi không có bội nhiễm), đồng thời cần được theo dõi, phát hiện sớm và điều trị biến chứng. Có thể điều trị căn bệnh này bằng cách bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ và nâng cao thể trạng cho trẻ kết hợp với dùng 2 loại kháng sinh Amoxicilin và Cephalosporin thế hệ 3 (Cefotaxim hoặc Ceftriaxon).

Về những triệu chứng ban đầu của căn bệnh, Bộ Y tế khuyến cáo phụ huynh đưa trẻ đến bệnh viên ngay khi thấy trẻ có những biểu hiện như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài ngày trong tuần, nhằm tránh những biến chứng đáng tiếc dẫn đến tử vong.

Để phòng bệnh, người dân cũng cần đảm bảo vệ sinh trong ăn uống và sinh hoạt như rửa tay bằng xà phòng, giữ gìn vệ sinh vật dụng, sàn nhà...

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên cho biết bệnh chân, tay, miệng là căn bệnh truyền nhiễm do hai loại virút thường gặp là Coxsackie virút A16 và Entero vi rút 71 (EV71) gây ra. Bệnh thường xuất hiện vào hai thời điểm là tháng 3-5 và tháng 9-12 hàng năm, và thường lây truyền qua đường tiếp xúc, tiêu hóa và hô hấp.

Biểu hiện chính của bệnh là tổn thương da, niêm mạng dưới dạng phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng như viêm não-màng não, viêm cơ tim và phù phổi cấp, dẫn đến tử vong.

(Theo TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Anh - ASEAN đẩy mạnh hợp tác về y tế

Anh - ASEAN đẩy mạnh hợp tác về y tế

Theo thông tin từ Đại sứ quán Anh tại Việt Nam, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Anh đã chính thức khởi động chương trình Hợp tác An ninh y tế ASEAN - Anh (HSP) kéo dài 5 năm, nhằm tăng cường năng lực của ASEAN trong việc phòng ngừa, phát hiện và ứng phó với các mối đe dọa đến sức khỏe.

fb yt zl tw