Chiều cao thanh niên Việt Nam tăng 4,5cm
- Cập nhật: Thứ sáu, 11/7/2008 | 12:00:00 AM
Chiều cao trung bình của thanh thiếu niên và người trưởng thành đã được cải thiện rõ rệt, trong đó chiều cao trung bình của thanh niên từ 18-19 tuổi tăng 4,5 cm và nữ tăng 4,5 cm so với lứa tuổi này cách đây 25 năm.
Đáng chú ý, trong những năm gần đây, chất lượng dân số về thể lực, trí tuệ và tinh thần người Việt Nam từng bước được cải thiện ở cả 3 yếu tố là thành phần về thu nhập bình quân đầu người, tuổi thọ trung bình và chỉ số giáo dục.
Theo báo cáo của Liên hiệp quốc về chỉ số phát triển con người (HDI) năm 2007-2008, so với các nước có cùng điều kiện kinh tế xã hội, Việt Nam đã có những tiến bộ rõ rệt, xếp thứ 105/175 nước và đạt 0,733 điểm. Tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi giảm từ 44,4 phần ngàn năm 1989 xuống còn 16 phần ngàn năm 2007; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm nhanh từ 51,5%năm 1990 xuống còn 21,2% năm 2007.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Bá Thủy, Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam, để thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng dân số về thể lực, trí tuệ và tinh thần thời gian tới, ngành dân số tiếp tục triển khai các mô hình tư vấn, kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân; cung cấp thông tin và dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên; hỗ trợ sinh sản cho những cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn.
(Theo TTXVN)
Các tin khác
YBĐT - Ngày 10/7, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án Kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008 - 2012 tỉnh Yên Bái đã mở hội nghị triển khai thực hiện Đề án.
Từ đầu năm đến nay, Hội Phụ nữ huyện Văn Chấn (Yên Bái) đã kết hợp với một số ngành từ huyện tới cơ sở tổ chức trên 500 cuộc tuyên truyền tới hội viên phụ nữ.
YBĐT - Trong những năm qua, phong trào “Toàn dân xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư” được cán bộ và nhân dân huyện Lục Yên (Yên Bái) tham gia thực hiện tích cực và có hiệu quả, trọng tâm là phong trào xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá, cơ quan, đơn vị văn hoá.
YBĐT - Thực hiện tiến trình cải cách hành chính của Nhà nước, tỉnh Yên Bái đã tiến hành sắp xếp lại tổ chức bộ máy nhằm đảm bảo sự tinh gọn, song không giảm tính hiệu quả của chương trình, việc giải thể Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, chuyển chức năng và tổ chức về dân số từ Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em về ngành y tế nhằm giúp công tác DS-KHHGĐ ngày càng mạnh, ngày càng phát huy hiệu quả hơn.