Tình người "Chữ thập đỏ" trong lũ

YBĐT - Cơn bão số 4 đã qua đi nhưng nó để lại biết bao bộn bề, khó khăn cho người dân vùng lũ. Cùng với nỗ lực cứu đói cho dân, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Yên Bái cùng với các lực lượng ứng cứu đã vào cuộc cùng nhân dân khắc phục hậu quả sau lũ bằng các việc làm thiết thực như vận chuyển lương thực, nước uống, dựng và sửa chữa lại nhà cửa cho các hộ khó khăn và nạo vét bùn đất, vệ sinh môi trường...

Trong lũ dữ, có rất nhiều tình nguyện viên không sợ khó, sợ khổ, vào vùng g lũ để cứu người và tài sản của nhân dân ra khỏi vùng nguy hiểm... Chị Hoàng Thị Thêm - Chi hội trưởng Hội Chữ thập đỏ phường Minh Tân, thành phố Yên Bái cho biết: "Ngay trong đêm 8/8, khi trời mưa to dự báo có điều chẳng lành, chúng tôi đã cùng tổ dân phố đi vận động các gia đình ở vùng trũng di dời tài sản đến nơi cao hơn. Ngay sau đó các tình nguyện viên ở phường đã cùng đoàn cứu hộ của Hội CTĐ thành phố Yên Bái đến xã Nam Cường, phường Nguyễn Thái Học... là những nơi bị ngập nặng để trao quà cứu trợ cho nhân dân". Việc làm đó không chỉ là trách nhiệm mà còn là thể hiện tấm lòng của mỗi tình nguyện viên trước khó khăn, hoạn nạn của cộng đồng.

Trong những ngày bão lũ, Hội CTĐ tỉnh đã phối hợp với lực lượng quân đội huy động ba chiếc xuồng đi ứng cứu lương thực, nước uống, nến thắp sáng cho bà con bị cô lập ở các xã: Tuy Lộc, Nam Cường và phường Hồng Hà, Nguyễn Thái Học, Yên Ninh (thành phố Yên Bái). "Hình ảnh nước ngập đến nóc nhà, người dân bị cô lập phải nhịn đói khát thật thương tâm, những tình nguyện viên chúng tôi góp một phần nhỏ bé vào vùng lũ để cứu giúp mọi người, đến tận các gia đình bị ngập để trao hàng cứu trợ giúp người dân qua cơn khốn khó". Đó là lời tâm sự của hai mẹ con chị Hoàng Thị Hiệp, hội viên Hội Chữ thập đỏ thành phố trong lần đi cứu trợ người dân vùng lũ ở xã Nam Cường.

Chị Hà, người dân ở xã Tuy Lộc cho biết: "Lũ lớn khiến mọi hoạt động bị ngưng trệ, mọi sự liên lạc đều bị cắt đứt. Gia đình chúng tôi chẳng có gì để ăn uống đã hơn một ngày rồi, lúc đó chỉ còn biết phó thác cho số phận. Đang phải vật lộn với lũ và đói thì xuồng của các đoàn cứu trợ Chữ thập đỏ đến, chúng tôi mới cảm thấy bớt lo lắng".

Những cán bộ, hội viên, tình nguyện viên với màu áo đỏ in hình chữ thập mải miết trên những chiếc xuồng cứu hộ mong muốn nhanh chóng đưa hàng cứu đói tới nhân dân vùng lũ sẽ mãi là hình ảnh đẹp trong lòng mỗi người dân. Trong gian khó, nhiều tình nguyện viên Chữ thập đỏ đã không quản ngày đêm giúp đỡ những gia đình bị nạn. Và giờ đây họ lại chung sức, phối hợp cùng các lực lượng để dọn vệ sinh môi trường, sửa và dựng lại nhà cho các hộ bị thiệt hại do lũ.

Với tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách những ngày trong và sau cơn lũ, người dân vùng lũ Yên Bái đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ của các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh. Chỉ trong 10 ngày khi cơn lũ vừa qua, Hội CTĐ tỉnh đã vận động kêu gọi được gần 250 triệu đồng để cứu trợ khẩn cấp cho người dân vùng lũ hàng ngang tấn mỳ tôm, lương thực... Ngay trong bão lũ, Trung ương Hội Chữ thập đỏ cũng đã hỗ trợ 172 triệu đồng để mua nhu yếu phẩm và 400 thùng hàng (gồm nồi, xoong, chảo, ấm đun nước, chăn màn...) trị giá trên 140 triệu để cứu trợ cho đồng bào vùng lũ. Hội Chữ thập đỏ tỉnh cho biết mọi công tác tiếp nhận và phân phối tiền, hàng cứu trợ đến các vùng thiên tai sẽ được Hội tiến hành khẩn trương, chặt chẽ đảm bảo nhanh chóng đến được tay đồng bào vùng lũ.

Ngoài ra, Hội CTĐ Yên Bái đã và đang tiếp tục kêu gọi sự hỗ trợ, giúp đỡ của cộng đồng quốc tế; kêu gọi cán bộ, hội viên, thanh thiếu niên, tình nguyện viên Chữ thập đỏ hãy chung sức, chung lòng cùng góp sức người, sức của hỗ trợ giúp các nạn nhân vùng lũ nhanh chóng vượt qua cơn khốn khó sớm ổn định cuộc sống.

Thanh Chi

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Hai Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9 về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3-5 tuổi và miễn, hỗ trợ học phí cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân, đã đánh dấu một bước tiến có ý nghĩa chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục nước ta.

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Thứ trưởng Thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 vừa có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí về công tác chấm thi trong bối cảnh vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, việc bảo đảm quyền lợi cho thí sinh trong khâu chấm thi, độ khó của đề thi Toán, Tiếng Anh,...

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Với 11 tỉnh/thành phố không có sự biến động, mã vùng điện thoại cố định vẫn giữ nguyên. Với 23 tỉnh/thành phố mới được sắp xếp từ 2 tỉnh/thành phố trở lên sẽ áp dụng song song các mã vùng điện thoại cố định, sau đó dự kiến sẽ áp dụng theo mã vùng của tỉnh mới.

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính và đưa vào vận hành mô hình chính quyền hai cấp, đến nay, bộ máy hành chính của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Chính quyền cơ sở tại nhiều địa phương không chỉ hoạt động hiệu quả mà còn gần dân, sát cơ sở, giải quyết công việc nhanh gọn, minh bạch, tăng sự hài lòng của người dân.

fb yt zl tw