Trạm Y tế Phan Thanh: Nỗ lực vì sức khoẻ cộng đồng

  • Cập nhật: Thứ tư, 4/2/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - Y sỹ Cầm Ngọc Sâm - Trưởng trạm y tế xã cho biết: Trạm có 4 người; trong đó có 3 y sỹ, và 1nữ hộ sinh kiêm thêm cấp phát thuốc. Trong đó 1 đồng chí y sỹ đang được Trạm cử đi học nâng cao nghiệp vụ chuyên môn tại Trường Đại học y Thái Nguyên.

Cán bộ trạm y tế xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn khám chữa bệnh định kỳ cho trẻ nhỏ.
Cán bộ trạm y tế xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn khám chữa bệnh định kỳ cho trẻ nhỏ.

Chỉ ngần ấy con người với 1 địa bàn rộng, đông dân cư, song để làm tốt công việc quả không đơn giản bởi những hủ tục, quan niệm trong nếp sống, cách nghĩ của người dân đã khiến tỷ lệ phụ nữ mắc các bệnh xã hội nhất là các bệnh phụ khoa tương đối cao... Do vậy để nâng cao hiệu quả trong công tác khám chữa bệnh với mỗi cán bộ y tế nơi đây ngoài nâng cao trình độ chuyên môn còn phải là những cán bộ dân vận tốt để nói và làm sao cho người dân hiểu, thực hiện nếp sống văn minh cũng như lợi ích của việc khám chữa bệnh.

Trong những ngày đầu xuân năm 2009, chúng tôi có dịp trở lại  xã Phan Thanh, huyện Lục Yên để tìm hiểu công tác khám chữa bệnh của những người thầy thuốc nơi đây. Chưa đầy 5 năm mà xã vùng sâu này đã thay đổi nhiều quá! Từ những cánh rừng, thử ruộng, cùng hệ thống cơ sở hạ tầng như: Điện, đường, trường, trạm đều được xây dựng khang trang đang mở ra cho người dân Phan Thanh một cuộc sống mới. Với một cơ sở y tế chắp vá xuống cấp, hoạt động khám chữa bệnh của trạm y tế dường như chỉ sơ cứu và cấp phát những loại thuốc thông thường còn người bệnh thường phải chuyển lên tuyến trên khám chữa bệnh, lên huyện thì xa mà đến trạm y tế lại không đáp ứng được công tác khám chữa bệnh. Thế nhưng bây giờ đã khác người dân xã vùng cao này đã có trạm y tế với đầy đủ các phương tiện khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ ngay tại cộng đồng.

Y sỹ Cầm Ngọc Sâm - Trưởng trạm y tế xã cho biết: Trạm có 4 người; trong đó có 3 y sỹ, và 1nữ hộ sinh kiêm thêm cấp phát thuốc. Trong đó 1 đồng chí y sỹ đang được Trạm cử đi học nâng cao nghiệp vụ chuyên môn tại Trường Đại học y Thái Nguyên. Chỉ ngần ấy con người với 1 địa bàn rộng, đông dân cư, song để làm tốt công việc quả không đơn giản bởi những hủ tục, quan niệm trong nếp sống, cách nghĩ của người dân đã khiến tỷ lệ phụ nữ mắc các bệnh xã hội nhất là các bệnh phụ khoa tương đối cao... Do vậy để nâng cao hiệu quả trong công tác khám chữa bệnh với mỗi cán bộ y tế nơi đây ngoài nâng cao trình độ chuyên môn còn phải là những cán bộ dân vận tốt để nói và làm sao cho người dân hiểu, thực hiện nếp sống văn minh cũng như lợi ích của việc khám chữa bệnh.

Khó khăn về trang thiết bị, cơ sở vật chất, giao thông, thông tin liên lạc, và biên chế cán bộ y tế còn có thể khắc phục nhưng trở ngại về lối sống, cách nghĩ cộng với các hủ tục lạc hậu trong cuộc sống sinh hoạt của người dân đã làm những người thầy thuốc nơi vùng cao bao lần khốn đốn: Trường hợp khám bệnh cho 3 đối tượng phong ở Làng Ro và 3 đối tượng lao tại Bản Kè và một vài trường hợp động kinh, tâm thần tại Bản Hốc năm 2005. Khi trạm yêu cầu người nhà đưa bệnh nhân đến khám nhưng các gia đình này nhất định không đưa người đến mà để ở nhà mời thày mo đến cúng.

Để xoá bỏ các hủ tục lạc hậu, nâng cao nhận thức cho người dân về lợi ích của việc khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ tại cộng đồng, đội ngũ cán bộ thầy thuốc của trạm y tế Phan Thanh đã thay nhau luân phiên cùng công tác viên y tế thôn bản xuống nắm tình hình tại thôn, thông qua các buổi họp thôn để tuyên truyền vận động nâng cao ý thức của người dân về việc hiện nếp sống, ăn ở  vệ sinh.

Cùng với đó là việc xây dựng được một mạng lưới y tế cơ sở vững chắc tại thôn bản, nhất là những thôn bản xa trung tâm để khám chữa bệnh kịp thời đồng thời tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân trong việc ăn ở hợp vệ sinh. Vì vậy hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân của trạm trong những năm qua luôn đảm bảo và phát huy tốt hiệu quả các chương rình y tế quốc gia trên địa bàn.

Bên cạnh đó, trạm còn thành lập ban giám sát dịch bệnh phát sinh theo mùa, thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng, chương trình lao, chiến dịch phòng chống HIV/AIDS, duy trì công tác khám chữa bệnh thường xuyên tại trạm, hướng dẫn bệnh nhân uống thuốc theo đơn, hàng tháng tháng họp giao ban tại các cơ sở để triển khai nhiệm vụ y tế tại các thôn bản trong xã để đánh giá, rút kinh nghiệm những mặt được và chưa được trong công tác khám chữa bệnh để có kế hoạch điều chỉnh kịp thời.

Bằng sự cố gắng, nỗ lực của đội ngũ cán bộ y sỹ của trạm, nhận thức của người dân về y tế đã nâng lên rõ rệt, không còn hiện tượng mời thầy mo đến cũng mỗi khi gia đình có người đau ốm. Công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân trong những năm qua tại trạm y tế Phan Thanh luôn hoàn thành và vượt mức kế hoạch đề ra. Bình quân mỗi năm trạm khám chữa bệnh cho gần 4.000 lượt người, trong đó khám tại trạm gần 3.000 lượt, khám tại nhà 1.000 lượt, 100% trẻ em từ 6 - 60 tháng tuổi được uống VitaminA và tiêm vacxin phòng bệnh.

Công tác giáo dục tuyên truyền sức khoẻ sinh sản-KHHGĐ cũng được trạm không ngừng đẩy mạnh tới tất cả 8/8 thôn bản thông qua những buổi tư vấn trực tiếp, cấp phát các tờ rơi đến những đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ. Nhờ đó sự hiểu biết của người dân về y tế nâng lên rõ rệt, các phong tục tập quán lạc hậu trong công tác chữa bệnh đã được xoá bỏ. Nếu những năm trước, ở xã vùng cao này vẫn còn tình trạng người dân tự sinh đẻ tại nhà, mỗi khi đau ốm thường mời thầy mo cúng thì nay, tình trạng đó đã không còn. Người dân đã tin tưởng vào đội ngũ y bác sỹ tại trạm, do vậy tỷ lệ phụ nữ đến khám tại trạm ngày một tăng, đạt trên 97,4%.

Các chương trình y tế Quốc gia được trạm không ngừng đẩy mạnh và triển khai sâu rộng trong toàn xã, chương trình phòng chống suy dinh dưỡng, tư vấn cho các bà mẹ mang thai khám đủ 3 lần trong 3 thời kỳ, các kiến thức nuôi dạy con theo khoa học được truyền thông hướng dẫn tới các bà mẹ mang thai và nuôi con nhỏ. Vì thế trong nhiều năm qua, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở Phan Thanh giảm đáng kể, từ 28,47% năm 2007 xuống còn  23,4% năm 2008.

Với những cố gắng, sự nỗ lực đó, đội ngũ cán bộ y bác sỹ của trạm y tế xã Phan Thanh luôn tận tuỵ ngày đêm với công việc khám chữa bệnh cứu người, đem lại niềm tin cho nhân dân và người bệnh.  

Thanh Tân

 

 

Các tin khác
Đền Mẫu Âu Cơ (Hạ Hòa - Phú Thọ). (Ảnh: Quang Tuấn)

YBĐT – Năm nào cũng vậy, cứ vào dịp đầu xuân phong tục đi đền chùa để cầu chúc một năm mới an bình, gặp nhiều may mắn của người dân đã trở thành một nhu cầu lớn và trở thành một nét văn hóa không thể thiếu. Do vậy ở những nơi này, ngày đầu xuân thường tập trung rất đông người và những điều thiếu văn minh và thiếu tôn trọng trong thờ tự vẫn còn xảy ra.

YBĐT - Năm 2008, Công an xã Tân Đồng, huyện Trấn Yên (Yên Bái) đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương có kế hoạch duy trì thường xuyên phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc (BVANTQ).

Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó trưởng khoa điều trị tích cực Viện Các bệnh nhiệt đới và truyền nhiễm quốc gia, đang khám lại cho một bệnh nhân bị biến chứng sau mắc sởi.

Có tới 340 ca nhập viện vì sởi trong gần 2 tháng qua, đều ở tuổi từ 18 đến hơn 40, trong khi bệnh này thường chỉ xuất hiện ở trẻ nhỏ. 8 trường hợp biến chứng nặng, dẫn tới viêm não, màng não rất nguy hiểm.

Cục trưởng Phạm Mạnh Hùng:

"Sẽ tạo chỗ trống ở vùng thuận lợi để thực hiện luân chuyển giáo viên. Những người dưới xuôi phải có nghĩa vụ lên công tác miền núi như kiểu "nghĩa vụ quân sự" trong thời gian 5 năm". Cục trưởng Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục (Bộ GD-ĐT) Phạm Mạnh Hùng cho biết về đề án"luân chuyển giáo viên vùng khó khăn" sẽ trình vào giữa năm nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục