Mặt trận Tổ quốc xã Đại Sơn: Phối hợp hoạt động chặt chẽ, đạt hiệu quả cao

  • Cập nhật: Thứ tư, 13/5/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Những năm qua, MTTQ xã Đại Sơn (Văn Yên - Yên Bái) luôn phối hợp hoạt động chặt chẽ nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, nâng cao chất lượng các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Ngày vì người nghèo".

Quế vẫn là cây trồng chủ lực của huyện Văn Yên với 15.000 ha, chiếm gần 50% diện tích quế toàn tỉnh Yên Bái.
Quế vẫn là cây trồng chủ lực của huyện Văn Yên với 15.000 ha, chiếm gần 50% diện tích quế toàn tỉnh Yên Bái.

Trong nhiều nội dung hoạt động, MTTQ xã phối hợp với các ngành, tổ chức thành viên tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là nghị quyết đại hội Đảng các cấp, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội, HĐND và các văn bản pháp luật mới ban hành.

Nhờ đổi mới công tác tuyên truyền, vận động, các đoàn thể đã thu hút  đông đảo đoàn viên, hội viên tham gia sinh hoạt như: Đoàn Thanh niên đạt tỉ lệ thu hút 75%, Hội Phụ nữ 71%, Hội Cựu chiến binh 100%, Hội Người cao tuổi đạt tỷ lệ trên 72% …

Hàng năm, Mặt trận phối hợp chặt chẽ với Phòng Kinh tế, Trạm Khuyến nông, Trạm Bảo vệ thực vật, Trung tâm Dạy nghề huyện mở các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật trung bình cho trên 300 hộ dân. Nội dung tập huấn sâu về các lĩnh vực như: trồng sắn cao sản, thâm canh giống lúa lai chất lượng cao; kỹ thuật nuôi lợn, nuôi bò bán công nghiệp; trồng cây ăn quả các loại…

Áp dụng tốt các quy trình kỹ thuật, nhiều năm gần đây, 166,6 ha lúa của xã năng suất luôn đạt 96 tạ đến 98 tạ/ha/năm; 45 ha ngô năng suất đạt 31 tạ/ha/vụ. Hàng năm, nhân dân còn trồng trên 100 ha sắn với mức thu đạt trên 3 tỷ đồng.

Hiện nay, Đại Sơn đạt mức lương thực bình quân 350 kg/người/năm; thu nhập trên 6 triệu đồng/người/năm. Nhiều hộ tích cực chuyển dịch kinh tế theo hướng chăn nuôi và tổng đàn trâu, bò của địa phương hiện có gần 700 con, đàn lợn trên 3.000 con, đàn gia cầm 20.000 con. Kinh tế hộ phát triển mạnh là nhờ Đại Sơn có diện tích quế tới trên 1.500 ha, cho khai thác khoảng 50 ha và mang lại nguồn thu trên 5 tỷ đồng mỗi năm. Nhiều hộ mở dịch vụ thu mua cành, lá quế để ép tinh dầu, tạo việc làm cho lao động nông nhàn với mức thu nhập 700 ngàn đồng/người/tháng.

Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", từ năm 2003 đến nay, nhân dân xã Đại Sơn đã ủng hộ quỹ "Vì trẻ thơ" 5 triệu đồng, "Người cao tuổi" gần 4 triệu đồng, "Đền ơn đáp nghĩa" 4 triệu đồng, “Vì người nghèo” gần 4 triệu đồng. Ngoài ra, nhân dân tích cực giúp đỡ 10 hộ gặp khó khăn, hoạn nạn hàng chục triệu đồng, hàng trăm công lao động, giúp vật liệu sửa nhà. Nhân dân 8 thôn đóng góp, xây dựng cơ sở hạ tầng địa phương là làm đường giao thông nông thôn 264 triệu đồng, xây dựng cơ sở trường học 300 triệu đồng, xây dựng nhà văn hóa thôn 81 triệu đồng. Hiện tại, hệ thống điện, đường, trường, trạm của Đại Sơn cơ bản được xây dựng hoàn chỉnh.

Thời gian tới, MTTQ xã Đại Sơn tiếp tục vận động nhân dân thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, vững bước trên con đường CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn.                   

 Thạch Phong

Các tin khác

YBĐT - Trở lại Ban Chỉ huy quân sự (CHQS) huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) lần này, chúng tôi thấy có nhiều đổi thay nhất là công tác xây dựng đời sống văn hóa, tinh thần cho cán bộ, chiến sỹ.

Các trung tâm dạy nghề tại các huyện đã đáp ứng nhu cầu cho người lao động.

YBĐT - Hiện nay, mạng lưới các cơ sở dạy nghề của tỉnh Yên Bái đã có bước phát triển mạnh mẽ so với trước. Thời điểm năm 2001, toàn tỉnh mới có một cơ sở thì nay đã phát triển thành 23 cơ sở dạy nghề và có tham gia dạy nghề, đã có trường dạy nghề đào tạo trình độ cao đẳng và các trung tâm dạy nghề tại 9/9 huyện, thị, thành phố, đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề cho người lao động.

Đồng bào Mông ở Yên Bái được sử dụng các công trình nước sạch.

YBĐT - Đến nay, thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) có 931 hộ sử dụng nước máy, nước sạch tự chảy bằng (28% số hộ) và có 1.527 hộ dùng nước giếng chủ động trong sinh hoạt của gia đình (bằng 46%).

Ở vùng đồng bào Mông, việc sinh đẻ có kế hoạch vẫn chưa được thực hiện tốt, do đó trẻ em vẫn chưa có được sự quan tâm đúng mức từ gia đình và xã hội.

YBĐT - Đến đầu tháng 5/2009, Yên Bái tiếp tục duy trì được mức giảm sinh và đã hạn chế tốc độ gia tăng dân số. Tỷ suất sinh thô từ 20,36%o (2001) giảm xuống 19,51%o (2008); tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên từ 15,8% (2001) giảm xuống 13,5% (2008).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục