Đã có 111 người chết và mất tích do mưa bão

Báo cáo mới nhất lúc 10 giờ sáng ngày 1/10/2009 của Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương cho biết, tính đến 6 giờ sáng 1/10 đã có 111 người chết và mất tích do cơn bão số 9 gây ra, trong đó 92 người chết và 19 người mất tích. Số bị thương là 199 người. Như vậy, tổng số người chết và mất tích đã tăng thêm 25 người.

Theo đó, Quảng Ngãi vẫn là tỉnh chiếm “kỷ lục” với 27 người thiệt mạng và 4 người mất tích. Mất mát lớn tiếp theo là tỉnh Kon Tum với 21 người thiệt mạng và 2 người mất tích.
 
Tỉnh thứ 3 có số người thiệt mạng lớn là Nghệ An với 9 người, 1 người mất tích. Bình Định 6 người thiệt mạng, 3 người mất tích; Thừa Thiên Huế cũng có 6 người thiệt mạng.
 
Quảng Nam 5 người thiệt mạng; Quảng Trị cũng có 5 người thiệt mạng và nhưng số mất tích lên đến 6 người. 2 ngày qua, Đà Nẵng rất may không có thêm trường hợp nào tử vong do bão, và giữ ở con số 3. Tỉnh Đắc Nông và Lâm Đồng, mỗi địa phương có 2 người thiệt mạng và tỉnh Phú Yên có 1 người.
 
So với chiều tối ngày 30/9, số người bị thương được thống kê tiếp tục tăng thêm 20 người, nâng tổng số người bị thương lên 199 người. Trong số đó, con số cao nhất vẫn thuộc tỉnh Quảng Ngãi với 82 người, Quảng Trị 33 người, Bình Định 29 người, Huế 22 người, Đà Nẵng 10 người, Đắk Lắk 9 người, Quảng Bình 4 người, Phú Yên và Lâm Đồng mỗi địa phương 3 người. Cuối cùng là Gia Lai có duy nhất 1 người bị thương.

Ảnh minh họa

Cán bộ, sĩ quan bộ đội biên phòng thăm gia đình người tử nạn do bão số 9.

Khó khăn chồng chất
 
Theo báo cáo, hiện nhiều tuyến đường giao thông vẫn đang bị ngập, sạt lở gây ách tắc giao thông. Điển hình như quốc lộ 1 có 8 điểm ách tắc giao thông do sạt lở, nước dâng cao. Đường Hồ Chí Minh có 26 điểm tắc đường do sạt lở, có đoạn sạt dài 50 - 150m, sâu 3,5 - 10m và 1 cầu Đắc Túc, đèo Lò Xo.
 
Đường Hồ Chí Minh nhánh tây cũng có 6 điểm sạt lở; quốc lộ 19C có 98 điểm sạt lở với chiều dài 19.723m, cầu Kon Brai trôi 3 nhịp giữa , gẫy 2 trụ và 1 mố; đèo Măng Đen và đèo Vihôlăk bị sạt lở nặng. Hiện giao thông trên tuyến đường này hầu như bị ách tắc hoàn toàn. Hiện Chính phủ đã điều động quân đoàn số 3 bắc cầu phao tạm phục vụ đi lại.
 
Tại quốc lộ 49A, khảo sát cho thấy có tới 25 điểm tắc đường do sạt lở, cây đổ với khối lượng sạt lở gần 3000m3. Quốc lộ 46 cũng có 16 điểm sạt lở; Quốc lộ 14 có cầu Diên Bình, Đăk Tô và một số đoạn bị ngập không đi lại được.
 
Sau cơn bão số 9, hiện các địa phương đang hết sức khó khăn và đã có văn bản đề nghị, kiến nghị Chính phủ hỗ trợ với tổng số gạo là 24.100 tấn, trong đó riêng tỉnh Quảng Trị và tỉnh Kon Tum, mỗi tỉnh kiến nghị được hỗ trợ 10 nghìn tấn. Các tỉnh còn lại đề nghị được hỗ trợ từ 500 đến 5.000 tấn.
 
Một vấn đề hết sức quan trọng mà các địa phương đề nghị lúc này là thuốc điều trị và thuốc khử trùng để tránh các dịch bệnh; các loại thuyền máy, phao bè, nhà bạt… phục vụ bà con vùng bão lũ.
 
Điều đặc biệt không thể thiếu lúc này là tiền. Các địa phương đã đề xuất với Chính phủ hỗ trợ với tổng số tiền ban đầu là 678 tỷ.

Ảnh minh họa

 Sửa nhà sau bão.

Tổng lực cho vùng bão lũ
 
Với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, các bộ, ban ngành và đặc biệt là chính quyền địa phương, cho đến cuối ngày 30/9,  Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn đã tiếp cận và cứu được 86 người dân bị cô lập khu vực cầu Đăkbla (Kon Tum). Tổ chức cứu nạn 15 người dân bị cô lập của Quảng Ngãi. Tổ chức chuyên chở gần 4 tấn hàng hoá cứu trợ đến vùng ngập lụt bị chia cắt của tỉnh Kon Tum, Quảng Nam và đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi.
 
Biên phòng tỉnh Gia Lai đã tổ chức ứng cứu 300 người dân Campuchia ở Bản Phí đang gặp nguy hiểm theo đề nghị của phía Campuchia.
 
Bộ Công thương - Tập đoàn điện lực Việt Nam đã khắc phục được sự cố các đường dây 500KV, 220KV lúc 17h30 ngày 30/9. Tại Quảng Ngãi đã cấp điện các khu vực quan trọng trong đó có nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhà máy nước LILAMA. Tại Đà Nẵng đã khôi phục được 21/39 tuyến 15KV, 22KV. Trong ngày 30/9 đã khôi phục hầu hết lưới điện, ngoại trừ các khu vực Hoà Minh, Hoà Liên, Hoà Sơn, Hoà Bắc, Hoà Ninh.
 
Vùng thuộc các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam còn bị mất điện chưa khôi phục được, riêng tỉnh Quảng Nam mới chỉ cấp điện lại cho trung tâm hành chính tỉnh và một số cơ quan, đơn vị, bệnh viện, nhà máy nước, khu công nghiệp. Tại Kon Tum hiện đang mất điện toàn bộ khu vực.
 
Dự kiến trong ngày hôm nay 1/10, hãng hàng không Việt Nam sẽ tăng cường các chuyến bay để phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân.
 
Bộ Y tế cũng đã chỉ đạo cấp 200 cơ số thuốc phòng chống lụt bão, 5 triệu viên Cloramin B cho các tỉnh bị ảnh hưởng để các địa phương bổ sung cơ số thuốc và hoá chất cho các cơ sở y tế giúp điều trị, phục vụ nhân dân trong mưa, lũ. Cấp 590 áo phao cho các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi.

* Bão số 9 vừa tan, hai cơn bão mới hình thành

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, vào thời điểm bão số 9 đổ bộ và gây hại ở Việt Nam thì ngoài khơi Thái Bình Dương xuất hiện hai cơn bão Parma và Melor.

Đến chiều 30/9, bão Parma có vị trí tâm ở vào khoảng 10 độ bắc, 135 độ đông, cách Philippines khoảng 1.100km về phía đông với cường độ cấp 12, giật cấp 14. Bão Melor ở vào khoảng 12,7 độ bắc, 154,5 độ đông, cách bão Parma khoảng 2.400km về phía đông bắc, cường độ cấp 8, giật cấp 10.

Hai cơn bão này đang di chuyển theo hướng tây tây bắc với tốc độ từ 25-30 km/giờ và sẽ trở thành siêu bão trong khoảng 2-3 ngày tới. Riêng bão Parma sẽ đạt cấp 16-17, cấp cuối cùng trong thang độ gió Bôpho (khoảng 250 km/giờ) khi tiến gần tới đảo Luzon.

Còn quá sớm để có thể khẳng định bão Parma có vào Biển Đông hay không, nhưng vào những ngày cuối tuần này, chí ít nó cũng sẽ gây gió mạnh nguy hiểm ở khu vực đông bắc Biển Đông.

Do vậy, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương đang theo dõi chặt chẽ hai cơn bão này và khuyến cáo, tàu thuyền không nên di chuyển đến vùng đông bắc Biển Đông để đề phòng những bất trắc có thể xảy ra.

Ngày 30/9, ở các tỉnh Trung Trung bộ và Tây Nguyên - nơi bão số 9 đổ bộ trực tiếp, tuy vẫn còn mưa nhưng cường độ giảm đáng kể, lũ các sông từ Quảng Trị đến Phú Yên, Gia Lai, Kon Tum và Đắk Lắk đã đạt đỉnh và đang xuống nhưng còn ở mức cao trong 1-2 ngày tới.

Do lũ thượng nguồn về kết hợp với kỳ triều cường, trong những ngày tới, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long, vùng Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên sẽ lên, gây ngập úng nhiều nơi.

Đỉnh triều trên sông Sài Gòn và Đồng Nai tại Thành phố Hồ Chí Minh sẽ lên cao vào buổi sáng (từ 5-8 giờ) và buổi chiều (từ 16-20 giờ) đạt từ 1,42-1,45m sẽ gây ngập úng trên diện rộng.

(Theo VnMedia -  HNMO)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Rối loạn tâm thần có thể gây ra các vấn đề cho sức khỏe thể chất

Rối loạn tâm thần có thể gây ra các vấn đề cho sức khỏe thể chất

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các vấn đề sức khỏe tâm thần như trầm cảm và lo âu có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, tiểu đường và các vấn đề về tiêu hóa. Căng thẳng kéo dài và các vấn đề sức khỏe tâm thần có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị nhiễm bệnh hơn. 

Xã Xuân Ái khen thưởng 9 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ và phòng, chống ma tuý

Xã Xuân Ái khen thưởng 9 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ và phòng, chống ma tuý

Sáng 17/7, UBND xã Xuân Ái tổ chức buổi gặp mặt, biểu dương và trao thưởng các cá nhân có thành tích tiêu biểu trong công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trong vụ sạt lở đất tại thôn Khe Qué và đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy trên địa bàn xã.

Lác mắt - đừng chỉ nghĩ tới thẩm mỹ

Lác mắt - đừng chỉ nghĩ tới thẩm mỹ

Lác mắt (hay còn gọi là lé mắt) là một trong những bệnh lý nhãn khoa thường gặp ở cả trẻ em và người lớn. Đây là tình trạng hai mắt không cùng nhìn về một hướng: một mắt nhìn thẳng trong khi mắt còn lại có thể lệch vào trong, ra ngoài, lên trên hoặc xuống dưới. Khi hiện tượng này xảy ra, não bộ sẽ nhận hai hình ảnh khác biệt từ hai mắt và không thể hợp nhất thành một hình ảnh duy nhất, dẫn đến rối loạn thị giác.

Tuyệt đối không để xảy ra tiêu cực, sai sót khi thực hiện công tác đặc xá

Tuyệt đối không để xảy ra tiêu cực, sai sót khi thực hiện công tác đặc xá

Thủ tướng yêu cầu trong thực hiện công tác đặc xá năm 2025 (đợt 2) cần bảo đảm công khai, minh bạch, theo quy trình chặt chẽ, đúng đối tượng, đúng điều kiện quy định pháp luật; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của phạm nhân, người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, tuyệt đối không để xảy ra tiêu cực, sai sót.

Đọc sách thời đại số

Đọc sách thời đại số

Trong thời đại công nghệ 4.0, việc đọc sách không còn bị giới hạn bởi không gian, thời gian. Với sự phát triển mạnh mẽ của các thiết bị số và ứng dụng đọc, nghe sách, hành trình đến với tri thức của mỗi người đã trở nên linh hoạt, thuận tiện và cá nhân hóa hơn bao giờ hết.

Tăng tốc xóa nhà tạm, dột nát trên toàn quốc

Tăng tốc xóa nhà tạm, dột nát trên toàn quốc

Các địa phương trên cả nước đang tăng tốc hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người có công trước ngày 27/7; hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên toàn quốc trước ngày 31/8. Đến nay, 18/34 địa phương không còn nhà tạm, nhà dột nát.

10 em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt ở Lào Cai về Thủ đô đón hè ý nghĩa

10 em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt ở Lào Cai về Thủ đô đón hè ý nghĩa

"Đây là mùa hè vui nhất đối với em. Em sẽ kể về chuyến đi ý nghĩa này cho các bạn trong bản. Em đã được tham quan, Hồ Gươm (Hồ Hoàn Kiếm), Văn Miếu, về thăm Lăng Bác Hồ… những nơi mà trước kia em chỉ biết qua ti vi". Đó là lời chia sẻ đầy hồn nhiên của em Vàng Thị Bầu, một trong những em nhỏ đặc biệt vừa có chuyến nghỉ hè đáng nhớ tại Hà Nội.

fb yt zl tw