Yên Bái: Người lao động cần được quan tâm chăm sóc sức khỏe và bệnh nghề nghiệp

  • Cập nhật: Thứ hai, 30/11/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Với mục tiêu đến năm 2010, giảm 5% các vụ tai nạn gây chết người; giảm 10% số bệnh nghề nghiệp mắc mới; 80% số người lao động ở các doanh nghiệp có yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh lao động được khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp và được tập huấn về an toàn vệ sinh lao động; phấn đấu điều tra, xử lý 100% số vụ tai nạn lao động nghiêm trọng, phức tạp...

Cán bộ y tế Phòng Xét nghiệm sinh học phần tử thuộc Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh phân tích các mẫu xét nghiệm.
Cán bộ y tế Phòng Xét nghiệm sinh học phần tử thuộc Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh phân tích các mẫu xét nghiệm.

Với chức năng xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động về y tế lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, phòng chống tai nạn thương tích và xây dựng cộng đồng an toàn; giám sát môi trường lao động, điều kiện lao động có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động theo kế hoạch..., trong những năm qua, Khoa Sức khỏe nghề nghiệp nói riêng và Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Yên Bái nói chung đã thường xuyên phối hợp với các ngành chức năng có liên quan làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho người lao động trên địa bàn tỉnh.

Ông Trương Công Lệnh - Trưởng khoa Sức khỏe nghề nghiệp cho biết: “Tuy là tỉnh miền núi, song những năm gần đây trên địa bàn đã có trên 500 doanh nghiệp hoạt động. Tốc độ đô thị hóa nhanh; nhiều công trình xây dựng, giao thông mới có quy mô lớn, có kết cấu phức tạp và sử dụng nhiều máy móc thiết bị… là nguyên nhân tiềm ẩn của tai nạn lao động. Trong những năm 2001 - 2005, đã xảy ra 126 vụ tai nạn lao động làm 127 người bị nạn, trong đó có 25 người thiệt mạng.

 Lĩnh vực xảy ra tai nạn lao động gây chết người nhiều nhất là xây dựng, khai thác khoáng sản, chiếm 35 - 40% tổng số vụ tai nạn, tiếp đến là lĩnh vực lắp đặt, sửa chữa và sử dụng điện chiếm 25 - 30%... Với mức độ nguy hiểm mà các vụ tai nạn gây ra cho người lao động, chúng tôi đã chủ động phối hợp với các ngành chức năng tổ chức kiểm tra, giám sát mức độ độc hại, bảo hộ lao động… tại các đơn vị sử dụng người lao động trên địa bàn. Đồng thời xây dựng Đề án thực hiện Chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, vệ sinh lao động tại Yên Bái giai đoạn 2008 - 2010 (đã được tỉnh phê duyệt ngày 22/02/2008). Vì vậy, hàng năm số vụ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đã giảm rõ rệt”.

Bên cạnh đó, Khoa Sức khỏe nghề nghiệp đã có nhiều hoạt động thiết thực đem lại lợi ích cho người lao động như: tổ chức triển khai Tuần lễ quốc gia an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) đến 11 trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh thuộc Sở Y tế, 9 trung tâm y tế tuyến huyện, thị, thành phố, 12 bệnh viện và 100% đơn vị trong ngành y tế tham gia hưởng ứng; cùng với ngành y tế tiến hành kiểm tra việc thực hiện ATVSLĐ tại 13 đơn vị trong ngành; phối hợp với đoàn liên ngành kiểm tra 10 đơn vị, xí nghiệp trong tỉnh; cùng với Sở Khoa học - Công nghệ thẩm định cấp phép hoạt động của khoa X-quang trong 14 bệnh viện; tổ chức các lớp tập huấn cho 40 đơn vị, xí nghiệp trong tỉnh về công tác ATVSLĐ và bệnh nghề nghiệp; tổ chức khám sức khỏe định kỳ, phát hiện bệnh nghề nghiệp cho các đơn vị xí nghiệp; đo và kiểm tra quản lý môi trường lao động cho 15 đơn vị, xí nghiệp có yếu tố nguy cơ lao động nặng nhọc; chỉ đạo phối hợp với các trung tâm y tế tuyến huyện, thị, thành phố trong việc triển khai thực hiện công tác y tế cơ sở…

Trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động là giúp người lao động giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh nghề nghiệp.
Ảnh: Công nhân Công ty cổ phần Vật liệu xây dựng Yên Bái vận chuyển gạch đi tiêu thụ. (Ảnh: Thành Trung)

Qua đó, đã nâng cao nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động trong việc chăm lo cải thiện sức khỏe người lao động, nâng cao năng suất lao động; giúp tham mưu cho người sử dụng lao động bố trí, sắp xếp công việc hợp lý để phòng tránh các tai nạn nghề nghiệp; tăng cường ý thức trang bị và thực hiện bảo hộ lao động tại các cơ sở y tế và các đơn vị, xí nghiệp trong tỉnh. Đã có 2.571 công nhân được khám sức khỏe định kỳ, phát hiện bệnh nghề nghiệp trong năm 2009 và số vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng năm giảm từ 10 - 15%...

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện công tác vệ sinh lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp đến các đơn vị, xí nghiệp, khoa Sức khỏe nghề nghiệp cũng gặp phải những khó khăn như: phòng khám bệnh nghề nghiệp đã được thành lập nhưng hoạt động chưa thực sự hiệu quả do chưa có đầy đủ trang thiết bị máy móc, thiếu cán bộ (do đi học dài hạn); công tác kiểm tra, giám sát môi trường lao động còn hạn chế; mạng lưới cán bộ làm công tác vệ sinh lao động tuyến huyện, thị, thành phố mới được thành lập còn yếu về năng lực nên hoạt động chưa hiệu quả; nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm đến sức khỏe người lao động, đặc biệt các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp mới thành lập...

Với mục tiêu đến năm 2010, giảm 5% các vụ tai nạn gây chết người; giảm 10% số bệnh nghề nghiệp mắc mới; 80% số người lao động ở các doanh nghiệp có yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh lao động được khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp và được tập huấn về an toàn vệ sinh lao động; phấn đấu điều tra, xử lý 100% số vụ tai nạn lao động nghiêm trọng, phức tạp..., khoa Sức khỏe nghề nghiệp và Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh cần đẩy mạnh công tác phối hợp giữa các ban, ngành chức năng có liên quan, các trung tâm y tế tuyến huyện, thị, thành phố và trực tiếp là các đơn vị, xí nghiệp để ngày càng có nhiều người lao động được làm việc trong môi trường bảo đảm an toàn, vệ sinh, giảm tổn thất về sinh mạng, sức khỏe; cải thiện điều kiện môi trường lao động; nâng cao năng lực đội ngũ làm công tác bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh lao động cả về kiến thức, nghiệp vụ qua các hoạt động tập huấn, học tập kinh nghiệm nước ngoài; đẩy mạnh công tác kiểm tra giám sát…

Ngọc Sơn

Các tin khác

YBĐT - Mô hình “Can thiệp làm giảm tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống” được huyện Văn Chấn triển khai thí điểm ở 2 xã Gia Hội và Nậm Búng với 5 nhóm đối tượng tham gia, gồm: đại diện cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị; người có uy tín trong cộng đồng; đại diện các bậc phụ huynh; những người trong độ tuổi sinh đẻ và nhóm các đối tượng thanh niên, vị thành niên.

YBĐT - Tận tụy với công việc, giỏi trong công tác điều tra phá án giàu kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền vận động hoà giải mâu thuẫn trong cộng đồng, đó là thiếu tá Vũ Đình Dương, công an phụ trách địa bàn xã Mậu Đông, huyện Văn Yên (Yên Bái). 34 năm công tác trong ngành, anh luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, được đồng nghiệp và nhân dân quý trọng.

Theo Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD-ĐT, cuối tháng 11-2009, tài liệu hướng dẫn dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng tối thiểu ở bậc giáo dục trung học đã hoàn thành và được chuyển cho các sở GD-ĐT để tổ chức thực hiện.

Đảng viên, đại úy Giàng A Hồng (Huyện đội Mù Cang Chải) hướng dẫn con em người Mông bản Nả Háng A, xã Mồ Dề, huyện Mù Cang Chải ôn bài. (Ảnh: Thanh Miền)

YBĐT - Xác định việc tuyên truyền, vận động là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của công tác dân vận, đặc biệt đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, những năm qua cán bộ, chiến sỹ Ban Chỉ huy quân sự (CHQS) huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã có cách làm khá hiệu quả trong việc tiếp cận, vận động bà con thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đó là đẩy mạnh và tăng cường thời gian hành quân dã ngoại xuống địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục