Phạt gấp 7 lần hàng hóa thực phẩm vi phạm ATTP

Mức phạt tiền trong xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm được ấn định ít nhất bằng giá trị thực phẩm vi phạm đã tiêu thụ và nhiều nhất không quá 7 lần giá trị hàng hóa vi phạm đã tiêu thụ.

Đây là nội dung được nhiều đại biểu quan tâm thảo luận tại buổi làm việc chiều 15/4 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Cần chế tài đủ mạnh để đủ sức răn đe

Tại buổi làm việc chiều 15/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật an toàn thực phẩm (ATTP), theo đó,  đa số ý kiến đề nghị cần quy định chế tài xử lý vi phạm pháp luật về ATTP trong dự thảo Luật để bảo vệ người tiêu dùng, doanh nghiệp… Cùng với đó, nên có chế tài mang tính khung và giao Chính phủ quy định cụ thể.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội Đặng Vũ Minh, khi thảo luận về những quy định xử phạt khi vi phạm ATTP, có ý kiến đề nghị cần quy định cụ thể và có chế tài đủ mạnh để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về ATTP để đủ sức răn đe.

Ông Minh cho biết, hiện tại, chế tài xử lý vi phạm ATTP được thực hiện theo pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, pháp luật về dân sự, pháp luật về hình sự... Tuy nhiên, để làm rõ chế tài xử lý vi phạm trong lĩnh vực ATTP, dự thảo Luật ATTP đã bổ sung một chương quy định về xử lý vi phạm pháp luật và bồi thường thiệt hại về ATTP.

Phạt gấp 7 lần hàng hóa thực phẩm vi phạm ATTP ảnh 1
Dự thảo Luật An toàn tực phẩm cấm kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Cùng với đó, mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính được ấn định ít nhất bằng giá trị thực phẩm vi phạm đã tiêu thụ và nhiều nhất không quá 7 lần giá trị hàng hóa vi phạm đã tiêu thụ, tiền do vi phạm mà có sẽ bị tịch thu theo quy định của pháp luật.

Chính phủ quy định cụ thể về hành vi, hình thức và mức xử phạt các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực ATTP và cách xác định giá trị thực phẩm vi phạm; quy định về thẩm quyền phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính quy định trong dự thảo Luật.

Đại biểu Nguyễn Văn Thuận, Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội tán thành các quy định về xử lý vi phạm trong dự thảo Luật, trong đó, ông Thuận cho rằng quy định "phạt gấp 7 lần giá trị hàng hóa vi phạm đã tiêu thụ" là một hình thức phạt có tính răn đe đối với hành vi vi phạm ATTP.

Cấm sử dụng động vật chết làm thực phẩm!

Tại điều 5 dự thảo Luật ATTP nêu 16 hành vi bị cấm về ATTP, trong đó, hành vi cấm "sử dụng động vật chết, sản phẩm động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân, bị tiêu hủy để chế biến, sản xuất, kinh doanh thực phẩm" được các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội quan tâm thảo luận.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chung Lưu cho rằng, ở hành vi cấm này cần viết thêm cho rõ là cấm "sử dụng động vật chết làm thực phẩm". Theo ông Lưu, như vậy sẽ rõ nghĩa hơn vì nếu chỉ quy định cấm "sử dụng động vật chết" như trong dự thảo Luật thì không hiểu cấm để... làm gì?

Trước đó, báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật ATTP, Chủ nhiệm Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội Đặng Vũ Minh cho biết, có nhiều ý kiến đề nghị cần quy định rõ các hành vi bị cấm để tăng tính khả thi. Đề nghị bổ sung quy định cụ thể, chi tiết các hành vi bị cấm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm như: tuyên truyền không đúng, quảng cáo không đúng, sử dụng động vật chết làm thực phẩm, nhập khẩu sản phẩm động vật không qua kiểm dịch; quy định cấm người chế biến thực phẩm sử dụng nguyên liệu có hại; cấm kinh doanh sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, sản phẩm đang bị dịch bệnh; cấm hành vi tiếp tay cho các vi phạm pháp luật như cho lưu thông thực phẩm đông lạnh không bảo đảm an toàn; cấm người mắc bệnh truyền nhiễm kinh doanh thực phẩm, cấm xuất nhập khẩu những thực phẩm không an toàn; cấm kinh doanh, mua bán, sử dụng sản phẩm thực phẩm quá hạn sử dụng.

Theo ông Minh, tiếp thu ý kiến trên, Điều 5 của dự thảo Luật ATTP đã được chỉnh sửa theo hướng quy định rõ về các hành vi bị cấm, đồng thời bổ sung một số hành vi bị cấm cho phù hợp với thực tế.

Kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cho rằng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cùng cơ quan hữu quan hoàn chỉnh văn bản và báo cáo giải trình tiếp thu trong thời gian tới.

Một số hành vi khác bị cấm trong dự thảo Luật ATTP: Sử dụng nguyên liệu không thuộc loại dùng cho thực phẩm để chế biến thực phẩm; Sử dụng nguyên liệu thực phẩm đã quá hạn sử dụng hoặc không bảo đảm an toàn để sản xuất, chế biến thực phẩm...

Trong sản xuất, kinh doanh, cấm: Thực phẩm bao gói sẵn không có nhãn hoặc vi phạm các quy định về ghi nhãn; Thực phẩm bị biến chất; Thực phẩm có chứa chất độc hại hoặc nhiễm chất độc, tác nhân gây ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép; Thực phẩm có bao gói, đồ chứa đựng không sạch, bị vỡ, rách, biến dạng trong quá trình vận chuyển; Thịt hoặc sản phẩm được chế biến từ thịt chưa qua kiểm tra thú y hoặc đã qua kiểm tra nhưng không đạt yêu cầu; Thực phẩm đã bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền không cho phép sản xuất, kinh doanh để phòng, chống dịch bệnh...

Dự thảo Luật ATTP cũng cấm: Sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất thực phẩm; Kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ; Sử dụng hóa chất độc hại để bảo quản thực phẩm; Kinh doanh thực phẩm quá hạn sử dụng;

Cấm: Che giấu, làm sai lệch, xóa bỏ hiện trường, bằng chứng về sự cố ATTP hoặc các hành vi cố ý khác cản trở việc phát hiện, khắc phục sự cố về ATTP; Người mắc bệnh truyền nhiễm tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm; Sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại cơ sở không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh ATTP theo quy định; Quảng cáo sai sự thật, gây nhầm lẫn đối với người tiêu dùng; Đăng tải, công bố các thông tin sai lệch về an toàn thực phẩm gây bức xúc cho xã hội và thiệt hại cho sản xuất, kinh doanh...

(Theo VTC)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Rối loạn tâm thần có thể gây ra các vấn đề cho sức khỏe thể chất

Rối loạn tâm thần có thể gây ra các vấn đề cho sức khỏe thể chất

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các vấn đề sức khỏe tâm thần như trầm cảm và lo âu có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, tiểu đường và các vấn đề về tiêu hóa. Căng thẳng kéo dài và các vấn đề sức khỏe tâm thần có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị nhiễm bệnh hơn. 

Xã Xuân Ái khen thưởng 9 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ và phòng, chống ma tuý

Xã Xuân Ái khen thưởng 9 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ và phòng, chống ma tuý

Sáng 17/7, UBND xã Xuân Ái tổ chức buổi gặp mặt, biểu dương và trao thưởng các cá nhân có thành tích tiêu biểu trong công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trong vụ sạt lở đất tại thôn Khe Qué và đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy trên địa bàn xã.

Lác mắt - đừng chỉ nghĩ tới thẩm mỹ

Lác mắt - đừng chỉ nghĩ tới thẩm mỹ

Lác mắt (hay còn gọi là lé mắt) là một trong những bệnh lý nhãn khoa thường gặp ở cả trẻ em và người lớn. Đây là tình trạng hai mắt không cùng nhìn về một hướng: một mắt nhìn thẳng trong khi mắt còn lại có thể lệch vào trong, ra ngoài, lên trên hoặc xuống dưới. Khi hiện tượng này xảy ra, não bộ sẽ nhận hai hình ảnh khác biệt từ hai mắt và không thể hợp nhất thành một hình ảnh duy nhất, dẫn đến rối loạn thị giác.

Tuyệt đối không để xảy ra tiêu cực, sai sót khi thực hiện công tác đặc xá

Tuyệt đối không để xảy ra tiêu cực, sai sót khi thực hiện công tác đặc xá

Thủ tướng yêu cầu trong thực hiện công tác đặc xá năm 2025 (đợt 2) cần bảo đảm công khai, minh bạch, theo quy trình chặt chẽ, đúng đối tượng, đúng điều kiện quy định pháp luật; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của phạm nhân, người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, tuyệt đối không để xảy ra tiêu cực, sai sót.

Đọc sách thời đại số

Đọc sách thời đại số

Trong thời đại công nghệ 4.0, việc đọc sách không còn bị giới hạn bởi không gian, thời gian. Với sự phát triển mạnh mẽ của các thiết bị số và ứng dụng đọc, nghe sách, hành trình đến với tri thức của mỗi người đã trở nên linh hoạt, thuận tiện và cá nhân hóa hơn bao giờ hết.

Tăng tốc xóa nhà tạm, dột nát trên toàn quốc

Tăng tốc xóa nhà tạm, dột nát trên toàn quốc

Các địa phương trên cả nước đang tăng tốc hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người có công trước ngày 27/7; hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên toàn quốc trước ngày 31/8. Đến nay, 18/34 địa phương không còn nhà tạm, nhà dột nát.

10 em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt ở Lào Cai về Thủ đô đón hè ý nghĩa

10 em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt ở Lào Cai về Thủ đô đón hè ý nghĩa

"Đây là mùa hè vui nhất đối với em. Em sẽ kể về chuyến đi ý nghĩa này cho các bạn trong bản. Em đã được tham quan, Hồ Gươm (Hồ Hoàn Kiếm), Văn Miếu, về thăm Lăng Bác Hồ… những nơi mà trước kia em chỉ biết qua ti vi". Đó là lời chia sẻ đầy hồn nhiên của em Vàng Thị Bầu, một trong những em nhỏ đặc biệt vừa có chuyến nghỉ hè đáng nhớ tại Hà Nội.

fb yt zl tw