Văn Chấn sẵn sàng đối phó với mưa bão

YBĐT - Địa bàn rộng, địa hình phức tạp, Văn Chấn (Yên Bái) luôn là tâm điểm chịu ảnh hưởng của các đợt bão lũ. Hầu như năm nào cũng có người chết và mất tích, nhiều nhà dân bị sập đổ, tốc mái gây thiệt hại lớn về tài sản và hoa mầu. Vì vậy, công tác chuẩn bị đối phó trong mùa mưa bão luôn được UBND huyện quan tâm chỉ đạo. Đặc biệt trung tuần tháng 6 vừa qua, Văn Chấn đã tổ chức thành công đợt diễn tập phòng chống lũ bão - tìm kiếm cứu nạn (PCLB – TKCN) do Trung ương chọn làm điểm.

Ông Nguyễn Hợp Đoàn - Phó chủ tịch UBND, Trưởng Ban PCLB huyện Văn Chấn cho biết: "Trong hội nghị triển khai công tác PCLB được tổ chức mới đây, huyện đã xác định cụ thể các khu vực dễ xảy ra bão lốc, sạt lở, ngập lụt, lũ ống và lũ quét cũng như tọa độ để lên phương án phòng chống. Khu vực lũ lụt được coi là trọng điểm thuộc các xã: Thạch Lương, Phù Nham, Cát Thịnh, Chấn Thịnh, Bình Thuận, Nghĩa Tâm. Khu vực trọng điểm sạt lở gồm: Nậm Búng, Minh An, Chấn Thịnh, Bình Thuận, Tân Thịnh, Đèo Ách (Cát Thịnh). Khu trọng điểm bão lốc gồm có: Thượng Bằng  La, Đồng Khê, Chấn Thịnh, Nghĩa Tâm.

Qua việc xác định các vùng trong điểm nguy cơ cao để chỉ đạo sát sao công tác PCLB, trong tháng 5, huyện cũng đã huy động nhân dân các xã giải phóng các công trình kiến trúc và các vật cản như: tre, gỗ, rác... trong tất cả các khe suối. Toàn bộ kế hoạch triển khai đều được cụ thể hoá trên các bản đồ hành chính, đây là một điểm mới tạo điều kiện thuận lợi, chủ động trong công tác chỉ đạo, triển khai lực lượng một cách chính xác khi xảy ra mưa lũ.

Với phương châm chỉ đạo “Chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục hiệu quả”, trong đó lấy phòng tránh là chính. Phương châm “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ) vẫn là biện pháp chính. Tư tưởng trên đã được huyện quán triệt đến từng xã, thôn bản.

Ông Lò Pậu- Chủ tịch UBND xã Gia Hội cho biết: “Trong kế hoạch PCLB - TKCN, xã đã xây dựng một cách chi tiết, các tình huống xảy ra đều có lực lượng ứng cứu kịp thời. Khi xảy ra thiên tai gây thiệt hại về người và tài sản, xã chủ động sử dụng lực lượng tại chỗ đi ứng cứu; tổ chức cứu người trước, tài sản sau và báo ngay lên cấp trên để kịp thời chỉ đạo”. Các biện pháp phòng chống khi xảy ra các tình huống như: bão, lốc, lũ lụt, sạt lở, được huyện xây dựng hết sức chi tiết. Chẳng hạn, khi xảy ra lũ lụt thì các lực lượng: tuần tra canh gác báo động, sơ tán nhân dân và tài sản, tìm kiếm cứu nạn, cứu chữa người bị nạn, bảo vệ đảm bảo an toàn khi được phân công nhiệm vụ cụ thể.

Cùng với lực lượng tại chỗ là dân quân và các đoàn thể cấp xã, thị trấn, huyện còn có lực lượng sẵn sàng PCLB-TKCN. Trong đó, Ban Chỉ huy quân sự huyện thành lập các tổ cơ động sẵn sàng nhận nhiệm vụ và một tổ trực 24/24 giờ tại cơ quan. Công an huyện cũng thành lập các tổ, mỗi tổ từ 3-5 người sẵn sàng cơ động đến khu vực xảy ra thiên tai kết hợp với đội xung kích khu vực để giữ gìn an ninh, trật tự.

Ngoài ra, huyện còn chủ động 1 đại đội dự bị động viên 110 người thuộc tiểu đoàn bộ binh 1 Văn Chấn và trung đội cơ động của các xã: Cát Thịnh, Tân Thịnh, Chấn Thịnh, Bình Thuận, Phù Nham, Nậm Búng, Tú Lệ, Sơn Lương, Nghĩa Tâm có quân số theo biên chế cơ sở sẵn sàng cơ động khi có tình huống. Các cơ quan, ban ngành, đoàn thể  thành viên như: Phòng Kinh tế, lực lượng vũ trang, công an, Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh huyện đều được phân công nhiệm vụ rõ ràng. Các công tác bảo đảm tổ chức chỉ huy, thông tin liên lạc, cơ động lực lượng; hậu cần, quân y đều đã được lên kế hoạch hết sức cụ thể.

Toàn bộ kế hoạch được tổ chức diễn tập vào trung tuần tháng 6 vừa qua được Văn phòng Trung ương PCLB - TKCN đánh giá tốt. Rút kinh nghiệm từ thực tế và qua các đợt diễn tập, lên kế hoạch giao nhiệm vụ chi tiết cụ thể, mùa mưa lũ này huyện Văn Chấn đã sẵn sàng đối phó với bão lũ ở mức cao nhất nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.

 A.D

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chưa thể chỉnh sửa ngay sách giáo khoa

Chưa thể chỉnh sửa ngay sách giáo khoa

Trong năm học 2025 - 2026, giáo viên và nhà trường tiếp tục sử dụng chương trình, sách giáo khoa (SGK) hiện hành; đồng thời chủ động điều chỉnh ngữ liệu, bài học, chủ đề giảng dạy sao cho phù hợp với thực tiễn địa phương và mô hình tổ chức chính quyền hai cấp.

Nắng nóng gia tăng ở miền Bắc

Nắng nóng gia tăng ở miền Bắc

Từ ngày 15/7, miền Bắc sẽ chịu ảnh hưởng của hoàn lưu vùng áp thấp phía tây gây nắng nóng diện rộng. Hà Nội đầu tuần 26-34 độ C, đến giữa tuần tăng lên 28-37 độ.

Giờ vàng cấp cứu đột quỵ

Giờ vàng cấp cứu đột quỵ

Mỗi năm, Việt Nam ghi nhận khoảng 200.000 ca đột quỵ, trong đó phần lớn bệnh nhân đến viện quá muộn, vượt qua “giờ vàng” - thời gian tối ưu để can thiệp cứu sống và hạn chế di chứng.

Robot AI tự động giải phẫu 100%

Robot AI tự động giải phẫu 100%

Các nhà nghiên cứu ở Đại học Johns Hopkins huấn luyện robot thực hiện thành công ca phẫu thuật cắt bỏ túi mật trên bệnh nhân thật với độ thành thạo sánh ngang chuyên gia.

Bánh "nhà làm" chỉ nên để nhà ăn?

Bánh "nhà làm" chỉ nên để nhà ăn?

Đã đến lúc cần phải có một bộ công cụ để kiểm chứng và giám sát chặt chẽ từ phía cơ quan chức năng đối với các sản phẩm "nhà làm" khi lưu hành trên thị trường, bởi một chữ tín là chưa đủ.

Thu hồi giấy công bố 17 thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thu hồi giấy công bố 17 thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa ban hành quyết định thu hồi giấy công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe với 17 sản phẩm. Đây là đợt hủy giấy công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe quy mô lớn, cho thấy quyết tâm siết chặt quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng.

fb yt zl tw