Hàng loạt bệnh viện, trường học sắp phải di dời khỏi nội đô?

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa yêu cầu thành phố Hà Nội trong tháng 10/2010 phải hoàn thành danh mục các cơ sở y tế, giáo dục đào tạo cần di dời ra ngoại thành.

Đây là chỉ đạo tiếp theo của cuộc họp ngày 11/8, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu Bộ Xây dựng, thành phố Hà Nội và các Bộ liên quan rà soát, lên danh sách các cơ sở y tế và giáo dục tại 4 quận nội thành Hà Nội thuộc diện di dời, cải tạo, chuyển đổi chức năng.

Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu UBND thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm hoàn thành công việc trên và dự kiến nơi đến để báo cáo Thủ tướng trong tháng 10 tới.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các đơn vị liên quan thống nhất danh sách các cơ sở y tế và giáo dục tại 4 quận nội thành Hà Nội thuộc diện di dời, cải tạo, chuyển đổi chức năng, đề xuất cơ chế chính sách cụ thể phù hợp để thực hiện.

Theo thống kê, hiện thành phố Hà Nội là khu vực tập trung phần lớn các bệnh viện tuyến Trung ương khu vực phía Bắc. Hệ thống này đang bị quá tải trầm trọng, nhiều cơ sở công suất hoạt động vượt trên 200%.

Trong phạm vi 4 quận nội thành (Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Ba Đình) hiện có 16 cơ sở y tế, trong đó 12 cơ sở cấp trung ương, 4 cơ sở của bộ, ngành. Một số cơ sở có mức độ lây nhiễm cao, nằm trong khu dân cư đông đúc; một số khác diện tích lại quá nhỏ theo cấp phục vụ hoặc nằm trong khu hạn chế phát triển, góp phần gây quá tải về hạ tầng, lượng chất thải y tế lớn không có khả năng xử lý.

Đối với cơ sở hạ tầng giáo dục, trên địa bàn Hà Nội hiện có khoảng 1/3 số trường đại học, cao đẳng và tới 40% tổng số sinh viên toàn quốc theo học. Riêng 4 quận nội thành có 26 cơ sở.

 Việc di dời sẽ tạo điều kiện cho các cơ sở y tế, cơ sở giáo dục được quy hoạch, đầu tư nâng cấp đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh, cũng như nhu cầu về giáo dục của người dân. Đồng thời sẽ giảm được áp lực dân số với 4 quận nội đô, vốn luôn trong tình trạng quá tải về người, phương tiện và các dịch vụ công ích, phúc lợi khác...

(Theo VnMedia)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Với 11 tỉnh/thành phố không có sự biến động, mã vùng điện thoại cố định vẫn giữ nguyên. Với 23 tỉnh/thành phố mới được sắp xếp từ 2 tỉnh/thành phố trở lên sẽ áp dụng song song các mã vùng điện thoại cố định, sau đó dự kiến sẽ áp dụng theo mã vùng của tỉnh mới.

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính và đưa vào vận hành mô hình chính quyền hai cấp, đến nay, bộ máy hành chính của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Chính quyền cơ sở tại nhiều địa phương không chỉ hoạt động hiệu quả mà còn gần dân, sát cơ sở, giải quyết công việc nhanh gọn, minh bạch, tăng sự hài lòng của người dân.

Đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm

Đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 338/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp lần thứ 15 Ban chỉ đạo Trung ương về xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.

fb yt zl tw