Lục Yên: Đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế

  • Cập nhật: Thứ sáu, 5/11/2010 | 3:01:46 PM

YBĐT - Đoàn kết giúp đỡ nhau phát triển kinh tế là nội dung nổi bật ở huyện Lục Yên sau 15 năm được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phát động cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.

Xã Khai Trung (Lục Yên) phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc ở thôn 1 Giáp Luồng.
Xã Khai Trung (Lục Yên) phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc ở thôn 1 Giáp Luồng.

Được phát động từ năm 1995, cuộc vận động đã góp phần quan trọng vào việc tập hợp các tầng lớp nhân dân, các dân tộc, tôn giáo, thành phần xã hội ở Lục Yên phát huy dân chủ, đoàn kết, sáng tạo và huy động được nội lực trong nhân dân phát triển kinh tế - xã hội. Xác định rõ vai trò đi đầu và bao trùm trong cuộc vận động, MTTQ các cấp trong huyện tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện hiệu quả 6 nội dung cuộc vận động.

Đặc biệt là nội dung “Đoàn kết giúp đỡ nhau phát triển kinh tế” của cuộc vận động được MTTQ các cấp ở Lục Yên chú trọng hướng vào tuyên truyền vận động đã đem lại hiệu quả khả quan. Nhân dân các dân tộc trong huyện hưởng ứng cuộc vận động đẩy mạnh phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng CNH-HĐH, phát huy tính tự chủ của các thành phần kinh tế, khai thác hiệu quả các tiềm năng sẵn có như: lao động, vốn, kỹ thuật đầu tư cho sản xuất.

Không chỉ có tuyên truyền, vận động, MTTQ các cấp đã thực sự vào cuộc, phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tín chấp cho nhân dân vay 51 tỷ đồng để đầu tư sản xuất; ngoài ra còn vay vật tư sản xuất trên 8 tỷ đồng. Để nhân dân nắm vững KHKT, sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế, MTTQ các cấp đã phối hợp với các ngành liên quan tổ chức 850 buổi chuyển giao kỹ thuật sản xuất nông lâm nghiệp cho hơn 50 nghìn lượt người tham dự.

Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, MTTQ các cấp vận động nhân dân tích cực đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng như: đường, trường học, trạm xá, điện, kiên cố hóa kênh mương nội đồng v.v... Những con số đầy ấn tượng từ huy động sức dân của huyện Lục Yên đóng góp cho xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình phúc lợi đã minh chứng cho sự thành công của cuộc vận động.

Trong 15 năm qua, đồng bào các dân tộc trong huyện đã làm mới, tu sửa 180 km đường giao thông liên thôn, xã; đến năm 2004, các xã đã có đường ô tô đến trung tâm và 100% xã có điện lưới quốc gia. Tổng giá trị đóng  góp của nhân dân trong huyện 15 năm qua lên tới trên 50 tỷ đồng. Đáng mừng là diện mạo nông thôn ở Lục Yên có nhiều thay đổi nhờ sự đóng góp của người dân trong xây dựng cơ sở hạ tầng tạo điều kiện nâng cao chất lượng cuộc sống thúc đẩy sản xuất phát triển.

Qua các phong trào phát triển kinh tế - xã hội ở Lục Yên đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi như hộ ông Hoàng Trọng Tâm - cán bộ hưu ở xã Tân Lĩnh; Triệu Minh Châu - dân tộc Dao ở thôn Nậm Chắn xã Lâm Thượng; Nông Văn Quyết - dân tộc Tày ở thôn Khau Phá xã Minh Tiến; Lý Ngọc Lâm - dân tộc Tày ở thôn Thoóc Phưa, thị trấn Yên Thế; Hoàng Thị Chanh - dân tộc Tày ở xã Mường Lai; Bàn Thị Tư - dân tộc Dao ở bản Khe Bín xã Tân Phượng…có thu nhập từ 80 triệu đồng/năm trở lên.

Đáng mừng là kinh tế của huyện chuyển dịch đúng hướng, năm 1995 kinh tế tăng trưởng đạt 7,5% thì năm 2009 tăng lên 14,5%. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ gần 1,2 triệu đồng năm 1995 lên trên 9 triệu đồng/năm 2000. Cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp của huyện phát triển toàn diện cả về quy mô, chất lượng và tính hiệu quả; có sự phối hợp chặt chẽ giữa trồng trọt, chăn nuôi, trồng và bảo vệ rừng, phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn và dài ngày đã tạo ra một khối lượng hàng hóa đa dạng, phong phú. Các tiến bộ KHKT trong sản xuất, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao đã được đưa vào sản xuất đem lại một phương thức làm ăn mới xóa bỏ độc canh, quảng canh, sản xuất manh mún trong một bộ phận nhân dân. Từ chỗ chỉ quen làm một vụ, phong trào sản xuất 2 vụ, 3 vụ đã tạo thành thói quen và cách làm phổ biến trong nhân dân đã tạo ra được một khối lượng hàng hóa nông sản lớn đem lại thu nhập cho người dân.

Giờ đây, Lục Yên đang có 87% số gia đình đạt gia đình văn hóa; 157 làng được công nhận làng văn hóa; 5 xã và 1 thị trấn ra mắt xã văn hóa; trên 70% khu dân cư đạt khu dân cư tiên tiến có sự đóng góp quan trọng của nội dung “Đoàn kết giúp đỡ nhau phát triển kinh tế”. Cuộc sống người dân ở Lục Yên từng bước được nâng lên đã góp phần quan trọng vào nâng cao chất lượng gia đình, làng xã văn hóa, khu dân cư tiên tiến.

 Đào Minh

Các tin khác

YBĐT - Huyện Văn Chấn (Yên Bái) vừa vinh dự được UBND tỉnh Yên Bái xếp hạng 3 di tích cấp tỉnh, trong đó: di tích Đồi Dân quân và Khu di tích Đá Xô (xã Cát Thịnh) là di tích lịch sử cách mạng, di tích đình Bằng Là (xã Đại Lịch) là di tích lịch sử văn hóa.

Ngày 4-11, tại cuộc tọa đàm "Tháo gỡ vướng mắc, đẩy mạnh xuất khẩu lao động ở các huyện nghèo" do Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ tổ chức, ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ - TB&XH) cho biết, hơn 4.000 lao động thuộc 62 huyện nghèo nhất cả nước đã và đang chuẩn bị đi làm việc tại Malaysia, Li bi, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Theo dự thảo Điều lệ Trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học, học sinh sẽ bị xử lý kỷ luật nếu sử dụng điện thoại di động trong giờ học.

Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo Điều lệ Trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học. Trong đó, cấm học sinh đưa thông tin không lành mạnh lên mạng.

Năm 2011 tăng lương tối thiểu vùng đối với doanh nghiệp

Năm 2011 mức lương tối thiểu vùng đối với lao động làm việc tại doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ cao hơn mức lương hiện nay từ 100.000 - 370.000 đồng/tháng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục