Rượu và công chức thời nay

YBĐT - Xét về bản chất, rượu cũng như việc uống rượu không phải là xấu. Rượu sẽ giúp hâm nóng bầu không khí trong các buổi gặp gỡ, tiệc tùng và chúc tụng.

Khi người ta rủ rỉ, tâm tình với nhau bên chén rượu, chén trà, đàm đạo chuyện nhân tình thế thái cũng là một nét văn hóa đẹp. Nhưng hiện nay, đáng nói là với một bộ phận cán bộ, công chức Nhà nước, tình trạng uống rượu và ép nhau uống rượu khiến cho người ngoài cuộc cũng cảm thấy bất an...

Trăm ngàn lý do để uống rượu

Đã có văn bản chỉ đạo của Chính phủ quy định về chế độ hội họp, hội nghị, tiếp khách, tiệc tùng nhằm hạn chế các buổi tiệc rượu không cần thiết, vừa lãng phí tiền của, lãng phí thời gian vừa ảnh hưởng đến sức khỏe của đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước. Vì thế, tình trạng hội họp, tiệc tùng và chiêu đãi lẫn nhau cũng đã giảm bớt.

Tuy nhiên, khi muốn mời nhau chén rượu thì cũng có trăm ngàn lý do mà trong đó có không ít những lý do "giời ơi đất hỡi". Từ chúc mừng các ngày lễ, tết đến sơ kết, tổng kết cơ quan, họp chi bộ, sinh hoạt công đoàn. Rồi thì tranh thủ ngày sếp đi vắng. Nào là ra mắt nhân viên mới, chia tay nhân viên cũ. Thậm chí cả thời tiết cũng là lý do để rủ nhau đi uống rượu... Cứ như thế nên chỉ gần 11h trưa đã thấy các bác nhà ta nhấm nháy nhau ra quán. Người uống được rượu không sao, người không biết uống thì quả thật là khổ. Không uống thì bị coi là kém cỏi nhưng uống vào không sớm thì muộn cũng “cho chó ăn chè”.

Vì rằng luôn quán triệt tinh thần chỉ đạo của Chính phủ là hạn chế tiếp khách, tiệc tùng, chiêu đãi bằng rượu ngoại nên loại rượu mà các bác nhà ta hay dùng để "chén chú, chén anh" chính là loại rượu gạo nấu bằng công nghệ thủ công truyền thống, gọi nôm na là “cuốc lủi”. Không ít cán bộ còn mang theo cả rượu đi du lịch cho thêm phần thi vị. Một số cơ quan khi tổ chức đi du lịch, tham quan hay nghỉ mát, hành lý mang theo bao giờ cũng có ít nhất một hoặc hai can loại 20 lít rượu gạo để uống dọc đường vừa tránh được giá cắt cổ của nhà hàng vừa an tâm về chất lượng. Trình độ uống rượu "siêu đẳng" của các bác cũng đem lại không ít sự ngạc nhiên.

Mới vào đầu tiệc, ít nhất cũng phải "trăm phần trăm" cho màn chào hỏi. Sau đó, từng người đi chúc từng mâm. Từng người đi chúc từng người. Rồi nhiều người chúc một người. Sau đó lại một người chúc nhiều người. Cứ thế, càng uống càng hăng, càng uống càng vào... và tất nhiên, những câu chuyện quanh bàn rượu cũng càng ngày càng thêm phần rôm rả.

Mà không chỉ có cánh nam giới mới uống rượu giỏi. Thời đại bình quyền nên uống rượu cũng nhất định phải có sự tham gia tích cực của chị em phái yếu. Thậm chí, nhiều chị uống còn hăng hơn cả cánh đàn ông. Không ít chị hình thức xinh xắn, bắt mắt, uống rượu giỏi đến mức anh em trong cơ quan cứ gọi là lè lưỡi, lắc đầu bái phục. Nể bởi các chị có cách uống rượu không giống ai. Các chị có thể uống hết chén này đến chén khác, uống từ đầu đến cuối buổi tiệc nhưng không thấy say rượu bao giờ. Hóa ra, các chị có món "bài tủ giắt lưng" về chiêu thức uống rượu khá tinh quái và khôn khéo.

Mặc dù vẫn cầm chén rượu lên rồi ngửa cổ uống nhưng rất khéo léo, các chị có thể hất chén rượu qua vai, xuống đất, qua lòng bàn tay mà không một ai trong mâm hay biết. Khi nào phải uống nhiều, uống thật thì các chị lặng lẽ vào nhà vệ sinh móc cổ cho ra bằng hết rồi lại quay vào uống tiếp. Chính vì thế, những người “chẳng may” có tửu lượng kém thật sự lo lắng mỗi khi cơ quan có tiệc. Chả cần biết đồng nghiệp có uống rượu được hay không nhưng đã vào mâm là phải uống rượu, phải biết mời rượu và phải biết ép rượu. Vị nào vì ngại ngùng, không tự giác đi mời rượu mọi người thì sẽ được sếp nhắc khéo hoặc sẽ bị coi là “kém tắm”, chỉ biết cắm đầu, cắm cổ vào ăn với gắp và hôm sau thể nào cũng bị khiển trách, chế giễu.

Lại có trăm ngàn lý do để mời rượu và ép rượu. Tất thảy những lý do đưa ra thật ngọt, có lý có tình và lý do nào cũng thấu đáo cả.  Không uống sẽ bị cho là khinh nhau, là kém cỏi. Vậy là nể quá, đành tặc lưỡi uống cho người ta khỏi kèo nhèo. Thế nên anh nào cả nể thì đố mà tránh được, chỉ có nước say mềm. Có người kiên nhẫn ép người khác uống rượu đến mức cứ đứng tại mâm, nhất quyết không về chỗ của mình trừ khi người được mời uống hết chén rượu hoặc ép mà không uống thì không thèm bắt tay. May mắn cho chị nào, cô nào đang mang bụng bầu mới tránh được cái "nạn" ép rượu. Có anh cứ uống rượu ở cơ quan xong về nhà lại ôm bụng vì căn bệnh đại tràng hành hạ dù rằng ở cơ quan, anh là người mời rượu và ép rượu hăng nhất...

Trông người lại nghĩ đến ta...

Đến khi thoải mái, say sưa cũng là lúc bắt đầu, thậm chí đã quá giờ làm việc buổi chiều. Lúc ấy, các “Bao Công mặt trời” mới dắt nhau về cơ quan. Người nào bị "ma men" hành hạ thì tìm một góc bàn "nằm im ngẫm nghĩ sự đời”. Người nào tỉnh táo hơn thì tiếp tục làm việc. Có người vì cơ thể thực sự không thích ứng được với “cao gạo” nên mới chỉ uống một vài chén mặt đã đỏ như mặt trời cộng với mùi “hồng xiêm” nồng nặc. Cứ thế tiếp dân, giao đãi với các cơ quan, tổ chức đến liên hệ công tác. Hình ảnh ấy thật sự đã làm xấu đi hình ảnh của những cán bộ, công chức Nhà nước.

Trông người lại nghĩ đến ta... Trong bàn tiệc của người châu Âu cũng có rượu, cũng mời rượu và chúc tụng nhưng cách uống rượu, cách mời rượu của họ rất lịch sự. Cách mời rượu đậm nét xã giao, ai uống được bao nhiêu tùy khả năng chứ không bắt ép phải uống rượu hay phải "trăm phần trăm".

Đó chính là một trong những nét văn hóa uống rượu, văn hóa ứng xử mà chúng ta cần học tập, nhất là đối với cán bộ, công chức - những người hàng ngày phải giao tiếp với nhân dân và giải quyết công việc chuyên môn. Nếu không tỉnh táo và chuẩn mực sẽ khó tránh khỏi những sai sót đồng thời gây phản cảm với nhân dân. Các cơ quan, đơn vị cũng cần làm cho việc uống rượu và tiếp khách trở nên văn minh, lịch sự và là một nét văn hóa đẹp.

Tân Nhân

 

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đáp ứng đủ nhu cầu

THỊ TRƯỜNG SÁCH GIÁO KHOA NĂM HỌC 2025 - 2026: Đáp ứng đủ nhu cầu

Năm học 2025 - 2026 đang đến gần là thời điểm mua sắm sách giáo khoa, đồ dùng học tập diễn ra sôi động nhất trong năm. Các cửa hàng, nhà sách, đại lý sách và đồ dùng học tập đã chủ động nguồn hàng cùng với chương trình ưu đãi, đáp ứng nhu cầu mua sắm của phụ huynh và học sinh trên địa bàn.

Thêm điểm tựa tuổi già từ chính sách trợ cấp hưu trí xã hội

Thêm điểm tựa tuổi già từ chính sách trợ cấp hưu trí xã hội

Ngày 30/6/2025, Chính phủ ban hành Nghị định 176/2025/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về trợ cấp hưu trí xã hội, trong đó đối tượng được thụ hưởng là người cao tuổi từ đủ 70 tuổi trở lên cùng một số điều kiện đi kèm khác.

Các xã vùng cao chủ động ứng phó với bão số 3 (Wipha)

Các xã vùng cao chủ động ứng phó với bão số 3 (Wipha)

Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3 được dự báo sẽ đổ bộ vào đất liền với lượng mưa lớn, nguy cơ xảy ra lũ quét và sạt lở đất, các xã vùng cao trong tỉnh đã khẩn trương triển khai các biện pháp phòng, chống nhằm bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho người dân.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vũ Thị Hiền Hạnh làm việc với Sở Y tế về tiến độ triển khai Hồ sơ bệnh án điện tử và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về công tác y tế sau khi hợp nhất

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vũ Thị Hiền Hạnh làm việc với Sở Y tế về tiến độ triển khai Hồ sơ bệnh án điện tử và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về công tác y tế sau khi hợp nhất

Chiều 22/7, đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh - Phó chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đã chủ trì buổi làm việc với lãnh đạo Sở Y tế và các sở, ngành có liên quan về tiến độ triển khai Hồ sơ bệnh án điện tử và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về công tác y tế sau khi hợp nhất.

Ninh Bình hỗ trợ người dân di dời khỏi vùng ngập úng

Ninh Bình hỗ trợ người dân di dời khỏi vùng ngập úng

Sáng 22/7, bão số 3 bắt đầu ảnh hưởng đến khu vực ven biển của tỉnh Ninh Bình khiến một số địa phương bị ngập. Chính quyền địa phương đã phối hợp với các lực lượng nhanh chóng hỗ trợ, di dời người dân và tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm đến nơi an toàn.

Đột phá từ Nhật Bản: Thuốc 'đảo ngược' đột quỵ

Đột phá từ Nhật Bản: Thuốc 'đảo ngược' đột quỵ

Nhóm nghiên cứu do PGS Hidemitsu Nakajima từ Đại học Osaka Metropolitan (Nhật Bản) dẫn đầu đã phát triển một phân tử mới mạnh mẽ là GAI-17, có thể "đảo ngược" tổn thương não do đột quỵ gây ra. Trong thử nghiệm, loại thuốc mới đã cho thấy kết quả đáng kinh ngạc trong việc cải thiện các tổn thương não do đột quỵ.

Xã Mường Khương và Công an xã Bản Lầu hỗ trợ nhân dân phòng, tránh bão số 3 di dời đến nơi an toàn

Xã Mường Khương và Công an xã Bản Lầu hỗ trợ nhân dân phòng, tránh bão số 3 di dời đến nơi an toàn

Thực hiện công điện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, văn bản, công điện chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lào Cai, về việc khẩn trương triển khai ứng phó khẩn cấp với bão số 3 năm 2025, cấp ủy, chính quyền xã Mường Khương và Công an xã Bản Lầu đã chủ động các biện pháp phòng, tránh, ứng phó với cơn bão số 3 năm 2025 (Wipha) giúp đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân.

Phòng Xét nghiệm, Trung tâm Y tế khu vực Văn Yên - Đơn vị y tế khu vực đầu tiên tại Việt Nam đạt ISO 15189:2022

Phòng Xét nghiệm, Trung tâm Y tế khu vực Văn Yên - Đơn vị y tế khu vực đầu tiên tại Việt Nam đạt ISO 15189:2022

Khoa Xét nghiệm - Chẩn đoán hình ảnh (CĐHA) thuộc Trung tâm Y tế khu vực Văn Yên, tỉnh Lào Cai vừa đạt chứng nhận ISO 15189:2022 do Văn phòng Công nhận năng lực đánh giá sự phù hợp về tiêu chuẩn chất lượng (AOSC) cấp vào ngày 17/6/2025. Đây là dấu mốc quan trọng, đưa Trung tâm Y tế khu vực Văn Yên trở thành Trung tâm Y tế khu vực đầu tiên trên toàn quốc vinh dự đạt được chứng nhận uy tín này.

Trì hoãn sẽ bỏ lỡ thời gian vàng trong điều trị ung thư

Trì hoãn sẽ bỏ lỡ thời gian vàng trong điều trị ung thư

Dù y học ngày càng tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị ung thư, nhiều người bệnh vẫn giữ quan niệm cho rằng ung thư đồng nghĩa với “án tử”, phẫu thuật dễ làm bệnh nặng hơn, còn điều trị chỉ để kéo dài sự sống trong tuyệt vọng. Tâm lý này khiến không ít người chần chừ, bỏ lỡ cơ hội điều trị hiệu quả ngay từ giai đoạn đầu.

fb yt zl tw