Thịnh Vượng: Xây dựng đời sống văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới

YBĐT - Thời gian tới, thôn Thịnh Vượng, xã Quy Mông, huyện Trấn Yên (Yên Bái) tiếp tục phấn đấu hoàn thành tốt chỉ tiêu mà nghị quyết đại hội Đảng các cấp đã đề ra, đồng thời duy trì và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết các dân tộc, xây dựng "làng văn hoá" vững mạnh.

Thôn Thịnh Vượng, xã Quy Mông, huyện Trấn Yên có 135 hộ, 520 nhân khẩu với 2 tôn giáo và 8 dân tộc anh em cùng sinh sống. Những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các tổ chức, đoàn thể, nhân dân thôn Thịnh Vượng đã phát huy truyền thống đoàn kết các dân tộc, tôn giáo, tích cực xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới, góp phần đổi mới bộ mặt quê hương.

Bà Đặng Thị Phương -  Trưởng thôn Thịnh Vượng cho biết: Với đặc thù là thôn có địa bàn rộng, dân cư sống rải rác, trình độ dân trí không đồng đều, có nhiều thành phần dân tộc, tôn giáo cùng chung sống nên phong tục, tập quán, tín ngưỡng có nhiều điểm đan xen, khác biệt. Bởi vậy công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến kịp thời các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến từng hộ dân luôn được chúng tôi đặc biệt quan tâm, chú trọng.

Các phong trào, cuộc vận động: "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", "Xây dựng nông thôn mới", "Ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền", "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi"… được thường xuyên phát động và lồng ghép vào các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội của người dân nên bà con rất đồng tình, ủng hộ - bà Phương khẳng định thêm.

Được biết, đến nay, Ban công tác Mặt trận thôn Thịnh Vượng đã phối hợp với các chi hội, đoàn thể tổ chức được khá nhiều các lớp tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật, giúp bà con trong thôn định hướng và lựa chọn các giống cây trồng, vật nuôi phù hợp.

Nếu như trước kia người dân thôn Thịnh Vượng chỉ đơn thuần biết trồng ngô, trồng lúa, nuôi lợn, nuôi gà, thì nay đã biết chuyển đổi những vùng đất kém hiệu quả, những vật nuôi không cho hiệu quả kinh tế cao sang nuôi, trồng thêm các loại cây con mới như: trồng cây đao riềng, trồng dâu nuôi tằm, nuôi ong, nuôi chim. Hiện tại, cả thôn đang duy trì trên 5.400 đầu gia cầm, 500 con lợn, 35 con trâu, 10 ha đao riềng và dâu…

Trung bình mỗi năm, thu nhập từ các nguồn bán các loại cây con, chế biến gỗ rừng trồng và kinh doanh dịch vụ, các hộ trong thôn Thịnh Vượng đã thu về hàng tỷ đồng. Có thu nhập ổn định, đến nay, 90% số hộ trong thôn đã làm được nhà gỗ và nhà xây kiên cố, 100% số hộ có phương tiện nghe nhìn, sử dụng điện lưới và dùng nước sạch hợp vệ sinh, 90% hộ đã có xe máy…

Với tinh thần "toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" và "xây dựng dựng nông thôn mới", từ đầu năm đến nay, người dân thôn Thịnh Vượng đã tự nguyện bảo nhau tổ chức được 95 ngày công lao động công ích nạo vét 1.800m kênh mương nội đồng đảm bảo tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, đóng góp 150 ngày công, hiện vật trị giá trên 70 triệu đồng thi công 2,5 km đường giao thông.

Ngoài ra, còn có 33 hộ tự nguyện hiến đất, cây cối để giải phóng mặt bằng, mở đường giao thông liên thôn, liên xóm. Trong các dịp lễ, hội, bà con lương, giáo trong thôn đoàn kết cùng nhau ủng hộ ngày công, công đức bằng tiền, hiến tặng cây cảnh để tu sửa đình, đền, nhà thờ… Trong thôn đã thành lập 1 đội văn nghệ quần chúng gồm 15 thành viên, xây dựng 2 đội bóng chuyền nam và nữ, thường xuyên duy trì các trò chơi dân gian (đu, ném còn, bắn nỏ, chọi gà).

Thông qua các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao thiết thực, bổ ích đã góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hoá tinh thần, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc của người dân, đồng thời tạo ra sân chơi an toàn cho giới trẻ. Nhiều năm liền, thôn Thịnh Vượng không có trẻ em, thanh thiếu niên hư, trong thôn không có tệ nạn xã hội, số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá luôn đạt trên 80%.

Phát huy kết quả đã đạt được, thời gian tới, thôn Thịnh Vượng sẽ tiếp tục phấn đấu hoàn thành tốt chỉ tiêu mà nghị quyết đại hội Đảng các cấp đã đề ra, đồng thời duy trì và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết các dân tộc, xây dựng "làng văn hoá" vững mạnh.

 H.O

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Thứ trưởng Thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 vừa có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí về công tác chấm thi trong bối cảnh vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, việc bảo đảm quyền lợi cho thí sinh trong khâu chấm thi, độ khó của đề thi Toán, Tiếng Anh,...

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Với 11 tỉnh/thành phố không có sự biến động, mã vùng điện thoại cố định vẫn giữ nguyên. Với 23 tỉnh/thành phố mới được sắp xếp từ 2 tỉnh/thành phố trở lên sẽ áp dụng song song các mã vùng điện thoại cố định, sau đó dự kiến sẽ áp dụng theo mã vùng của tỉnh mới.

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính và đưa vào vận hành mô hình chính quyền hai cấp, đến nay, bộ máy hành chính của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Chính quyền cơ sở tại nhiều địa phương không chỉ hoạt động hiệu quả mà còn gần dân, sát cơ sở, giải quyết công việc nhanh gọn, minh bạch, tăng sự hài lòng của người dân.

Đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm

Đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 338/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp lần thứ 15 Ban chỉ đạo Trung ương về xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.

fb yt zl tw