Sản xuất, chế biến gỗ rừng trồng ở Yên Bái:

Mối nguy hại với môi trường

YBĐT - Khí thải, nước thải, chất thải rắn, bụi và tiếng ồn là những nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường rất lớn do các cơ sở sản xuất, chế biến gỗ nhỏ lẻ gây nên... >> Sản xuất giấy đế: Cần chế tài mạnh

Có tới hàng trăm cơ sở sản xuất, chế biến gỗ rừng trồng với quy mô nhỏ lẻ đang hoạt động trên địa bàn tỉnh với nhiều hình thức, mẫu mã hàng (gỗ bóc, gỗ thanh, gỗ ván...). Do lợi nhuận và làm ăn với tâm lý “xổi” nên đại đa số những cơ sở này chưa có sự quan tâm, đầu tư đúng mức cho việc xử lý tác động đối với môi trường, nhiều nơi vẫn gây nên tình trạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước...

Theo quan sát của chúng tôi khi đến thăm các cơ sở sản xuất, chế biến gỗ rừng trồng trên địa bàn tỉnh thì tác động lớn nhất đối với môi trường là khí thải, nước thải, chất thải rắn, bụi và tiếng ồn. Những yếu tố này tồn tại song hành với quá trình sản xuất của cơ sở gây nên những tác động tiêu cực, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường xung quanh.

Đối với khí thải, đây là nguồn thải sinh ra từ các phương tiện vận chuyển nguyên, nhiên liệu và sản phẩm ra vào khu vực vốn là những chiếc xe “đầu ngang”, “đầu dọc” chạy dầu đã cũ, chở gỗ nặng khi tăng ga xả khói bốc đen kịt. Nguồn khí thải nữa là lượng khí bốc ra từ việc sấy gỗ, từng cuộn khí mang theo mùi chua chua của gỗ ẩm, mùi hôi hôi của nấm mốc đua nhau bốc thẳng lên trời ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng không khí xung quanh khu vực.

Đối với nước thải, gồm có nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất. Nguồn nước thải này hầu hết không được tập trung và xử lý, không có các bể lắng và phương tiện chuyên dùng để hút cặn lắng, nhiều chỗ nước thải tràn lênh láng ra nền xưởng, hòa trộn với lượng chất thải rắn sản xuất như mạt cưa, vỏ cây rồi phân hủy, gây nên mùi khó chịu khi đến gần.

Tình trạng này xảy ra tại hầu hết các cơ sở sản xuất chế biến gỗ nhỏ lẻ, thậm chí nhiều cơ sở còn trực tiếp thải nước bẩn xuống các dòng sông, suối khiến cho bề mặt sông suối nổi váng gỗ, mạt cưa bốc mùi khó chịu.

Nói đến bụi - đây là nguồn ô nhiễm chủ yếu đối với các cơ sở sản xuất, chế biến gỗ. Bụi sinh ra từ quá trình cưa xẻ gỗ chủ yếu là bụi mạt cưa, bụi này nhẹ nên theo gió bay tứ tung. Trong khi đó, các cơ sở này chỉ dùng các biện pháp che chắn xung quanh rất tạm thời khiến bụi có thể dễ dàng phát tán trong không khí, gây ô nhiễm môi trường và cảnh quan. Cộng với lượng tiếng ồn rất lớn sinh ra từ hoạt động cưa xẻ gỗ khiến quanh khu vực sản xuất sự phát tán âm thanh ra ngoài môi trường rất lớn.

Bên cạnh đó, nhiều cơ sở sản xuất, chế biến gỗ còn tổ chức hoạt động trong giờ cao điểm, giờ nghỉ ngơi của người dân, tiếng ồn phát sinh từ máy các phương tiện tham gia giao thông, vận chuyển nguyên, nhiên liệu cũng như việc vận chuyển sản phẩm ra vào khu vực, tiếng máy chạy bóc, xẻ gỗ thường xuyên khiến cho nhiều khu vực trở nên ô nhiễm tiếng ồn quá giới hạn cho phép...

Khí thải, nước thải, chất thải rắn, bụi và tiếng ồn là những nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường rất lớn do các cơ sở sản xuất, chế biến gỗ nhỏ lẻ gây nên... Tuy vậy, cho đến thời điểm này, vẫn chưa thấy các cơ quan chức năng, những người có trách nhiệm quản lý về môi trường ra tay chấn chỉnh một cách hiệu quả.

 T.A

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Hai Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9 về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3-5 tuổi và miễn, hỗ trợ học phí cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân, đã đánh dấu một bước tiến có ý nghĩa chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục nước ta.

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Thứ trưởng Thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 vừa có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí về công tác chấm thi trong bối cảnh vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, việc bảo đảm quyền lợi cho thí sinh trong khâu chấm thi, độ khó của đề thi Toán, Tiếng Anh,...

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Với 11 tỉnh/thành phố không có sự biến động, mã vùng điện thoại cố định vẫn giữ nguyên. Với 23 tỉnh/thành phố mới được sắp xếp từ 2 tỉnh/thành phố trở lên sẽ áp dụng song song các mã vùng điện thoại cố định, sau đó dự kiến sẽ áp dụng theo mã vùng của tỉnh mới.

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính và đưa vào vận hành mô hình chính quyền hai cấp, đến nay, bộ máy hành chính của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Chính quyền cơ sở tại nhiều địa phương không chỉ hoạt động hiệu quả mà còn gần dân, sát cơ sở, giải quyết công việc nhanh gọn, minh bạch, tăng sự hài lòng của người dân.

fb yt zl tw