Góp phần giảm đối tượng nghiện mới

YBĐT - Để cai nghiện cho gần 800 đối tượng quả gian nan, vất vả đối với đội ngũ cán bộ làm việc tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội Yên Bái.

Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội Yên Bái được thành lập từ năm 1992. Cơ sở ban đầu chỉ là những ngôi nhà gỗ, lá tạm, nay đã được xây dựng khang trang thành 3 khu. Khu A, B nằm trên đảo hồ Thác Bà thuộc tổ 19, thị trấn Yên Bình, khu C thuộc thôn Thủy Sơn, xã Mông Sơn (huyện Yên Bình) với diện tích 26 ha, tổng số vốn xây dựng trên 50 tỷ đồng. Để cai nghiện cho gần 800 đối tượng quả gian nan, vất vả đối với đội ngũ cán bộ làm việc tại Trung tâm này.

ông Lê Công Huấn - Phó giám đốc phụ trách Trung tâm cho biết: "780 học viên hầu hết là con em các dân tộc trong tỉnh vi phạm hành chính về sử dụng trái phép chất ma tuý. Trung tâm đã phối hợp với Sở Y tế, Công an tỉnh điều trị, cắt cơn giải độc cho người nghiện. Thời kỳ đầu, lực lượng cán bộ mỏng, cơ sở vật chất thiếu thốn, còn có học viên bỏ trốn nhưng đến nay, 100% học viên đều yên tâm chữa bệnh và tuân thủ sự giáo dục, lao động. Những năm trước, Nhà nước trợ cấp 100% kinh phí cho việc cai nghiện nhưng nay chỉ trợ cấp từ 50 - 70% kinh phí hoạt động thường xuyên nên Trung tâm phải tự xoay xở từ nguồn thu sự nghiệp (thông qua các hoạt động lao động: bốc xếp đá lên xuống tàu cho các đơn vị khai thác đá thuộc Nhà máy xi măng Yên Bình, Yên Bái), tổ chức các hoạt động sản xuất, trồng các loại rau màu, các loại cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc, gia cầm".

Người nghiện chữa bệnh tại Trung tâm đa số ở lứa tuổi từ 30 đến 45. Các đối tượng vi phạm hành chính và sử dụng trái phép chất ma tuý thuộc các thành phần: cán bộ công chức, viên chức, con em gia đình có điều kiện kinh tế khá giả, gia đình nông dân nghèo, nhiều đối tượng đã có tiền án, tiền sự như: buôn bán ma tuý, trộm cắp, cướp giật tài sản công dân.

Sau khi phân loại đối tượng, Trung tâm phân công cán bộ nắm kỹ lý lịch về sử dụng ma tuý ở mức độ nào để có phương pháp điều trị cắt cơn cho đối tượng. Quy trình cắt cơn nghiện từ 15 đến 20 ngày/ người. Các học viên được phân ở cả 3 khu, trong đó có khu dành riêng cho đối tượng nữ. Trên 20 năm qua, Trung tâm đã điều trị cắt cơn cho trên 7 nghìn lượt đối tượng cai nghiện (Theo thống kê của Công an tỉnh Yên Bái từ năm 2006 đến 2010, tỷ lệ tái nghiện có tới trên 70%, tỷ lệ cai nghiện thành công đạt 20%).

Song song với việc chữa bệnh cai nghiện, Trung tâm còn tập trung giáo dục, tuyên truyền pháp luật và tác hại của ma tuý cho học viên, mở các lớp dạy nghề cho học viên như: nghề mộc, xây dựng, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi - thú y theo yêu cầu của Tổng cục Dạy nghề (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) cho các đối tượng thuộc: dân tộc thiểu số, hộ nghèo, xã đặc biệt khó khăn, gia đình chính sách…

Ông Hoàng Đức Vượng - Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội khẳng định: "Cai nghiện ma túy là một việc làm rất khó nhưng không thể không làm, mà đã làm thì phải làm đến nơi đến chốn. Tuy còn nhiều ý kiến khác nhau nhưng đội ngũ cán bộ trực tiếp làm việc tại Trung tâm đã hết sức cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ với cả lương tâm và trách nhiệm của mình. Việc quản lý, giáo dục, phục hồi, dạy nghề cho học viên có ý nghĩa kinh tế, xã hội và nhân văn sâu sắc: giảm chi phí xã hội tài chính từ 700 đến 1.400 liều sử dụng trong ngày, đồng thời giảm nghèo kiệt cho các gia đình đối tượng, giảm trộm cắp, góp phần cho xã hội bình yên, giảm nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS ra cộng đồng, giảm nguy cơ lôi kéo đối tượng mới, nạn nhân mới nghiện ma túy...".

Trần Thị Nương

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Hai Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9 về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3-5 tuổi và miễn, hỗ trợ học phí cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân, đã đánh dấu một bước tiến có ý nghĩa chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục nước ta.

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Thứ trưởng Thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 vừa có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí về công tác chấm thi trong bối cảnh vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, việc bảo đảm quyền lợi cho thí sinh trong khâu chấm thi, độ khó của đề thi Toán, Tiếng Anh,...

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Với 11 tỉnh/thành phố không có sự biến động, mã vùng điện thoại cố định vẫn giữ nguyên. Với 23 tỉnh/thành phố mới được sắp xếp từ 2 tỉnh/thành phố trở lên sẽ áp dụng song song các mã vùng điện thoại cố định, sau đó dự kiến sẽ áp dụng theo mã vùng của tỉnh mới.

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính và đưa vào vận hành mô hình chính quyền hai cấp, đến nay, bộ máy hành chính của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Chính quyền cơ sở tại nhiều địa phương không chỉ hoạt động hiệu quả mà còn gần dân, sát cơ sở, giải quyết công việc nhanh gọn, minh bạch, tăng sự hài lòng của người dân.

fb yt zl tw