Để Đoàn Luật sư hoạt động thuận lợi, hiệu quả và chất lượng

YBĐT - Được thành lập từ tháng 3/1991, hơn 20 năm qua, Đoàn Luật sư Yên Bái từng bước được củng cố, kiện toàn, dần đáp ứng yêu cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng và nhu cầu của xã hội. Hiện Đoàn có 10 luật sư và 6 tổ chức hành nghề luật sư trên địa bàn tỉnh. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng Ban chủ nhiệm Đoàn đã gắn kết các thành viên, duy trì hoạt động ngày một hiệu quả.

Tuy có 10 luật sư nhưng thực tế Đoàn Luật sư Yên Bái hiện chỉ có 4 người hoạt động hành nghề trên địa bàn. Các thành viên của Đoàn chủ yếu là cán bộ đã nghỉ hưu, người cao niên nhất đã ở tuổi 70, còn bình quân tuổi đời là 52. Trong khi đó, các văn phòng luật sư lại phân bố không đều, cả 6 văn phòng luật sư đều ở thành phố Yên Bái.

Mặc dù vậy, Ban chủ nhiệm Đoàn đã phát huy vai trò tự quản của một tổ chức xã hội nghề nghiệp thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn theo quy định của Luật Luật sư và Điều lệ của Liên đoàn Luật sư Việt Nam. 100% các vụ án hình sự có yêu cầu chỉ định luật sư của cơ quan tố tụng đều được Đoàn giải quyết nhanh chóng, phân công luật sư trong vòng 48 giờ, đúng thủ tục quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

Luật sư Trần Ngọc - Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh cho biết: "Mặc dù lực lượng mỏng, còn nhiều khó khăn nhưng Đoàn chưa bao giờ để xảy ra tình trạng phải hoãn hoặc dừng phiên tòa vì không có luật sư".

Trong thời gian từ 1/10/2012 đến 30/9/2013, các tổ chức hành nghề luật sư thuộc Đoàn Luật sư Yên Bái đã trực tiếp thực hiện 276 vụ, trong đó có 77 vụ án hình sự, 9 vụ khách mời, 65 vụ theo chỉ định... Ngoài ra, các luật sư thành viên đã thực hiện tư vấn pháp luật 102 việc, tích cực tham gia trợ giúp pháp lý miễn phí theo yêu cầu của Trung tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh. Nhân dịp kỷ niệm 68 năm Ngày truyền thống của Luật sư Việt Nam (10/10/1945 - 10/10/2013), trong hai ngày 9 và 10/10/2013, Đoàn Luật sư tỉnh Yên Bái tổ chức tư vấn pháp luật miễn phí thuộc tất cả các lĩnh vực tại các tổ chức hành nghề luật sư trên địa bàn tỉnh…

Cùng với đó, các hoạt động khác của Đoàn được duy trì. Năm 2013, Đoàn đã bố trí 7 luật sư tham gia khóa học bồi dưỡng "Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư" do Liên đoàn Luật sư Việt Nam tổ chức. Đồng thời, các luật sư đã tham gia đóng góp ý kiến có chất lượng cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Luật Đất đai, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhân - Gia đình, Luật Luật sư…; phối hợp với Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội tổ chức thành công hoạt động tư vấn pháp luật miễn phí vào trung tuần tháng 9/2013 cho nhân dân trên địa bàn huyện Văn Chấn.

Ngoài ra, Ban chủ nhiệm Đoàn đã giám sát chặt chẽ việc tuân thủ của các tổ chức hành nghề luật sư, các luật sư thành viên, các trường hợp tập sự hành nghề luật sư, giải quyết các khiếu nại, tố cáo theo đúng thẩm quyền. Trong quá tình hoạt động hành nghề, các luật sư trong Đoàn luôn nâng cao trình độ nghề nghiệp, có quan điểm pháp luật đúng đắn trong bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của bị can, bị cáo. Các luật sư từng bước thâm nhập, giải quyết một số vụ việc thuộc lĩnh vực mới như: doanh nghiệp, hành chính, khiếu nại tố cáo, kinh doanh thương mại, chính sách thuế…

Nhiều luật sư đã tạo dựng được uy tín, được nhân dân tin cậy, tìm đến ngày càng nhiều như Văn phòng Luật sư Hoàng Hà phường Đồng Tâm, T.P Yên Bái. Năm 2012, luật sư Trần Ngọc - Trưởng Văn phòng Luật sư Hoàng Hà là luật sư duy duy nhất trong 6 tỉnh Tây Bắc được Liên đoàn Luật sư Việt Nam tặng bằng khen.

Đoàn Luật sư tỉnh Yên Bái đã vượt qua những khó khăn, thiếu thốn để không chỉ duy trì hoạt động mà hoạt động khá hiệu quả. Nhưng những khó khăn vẫn còn đó - những khó khăn mà từ lâu các luật sư trong Đoàn đã từng ngậm ngùi gọi tên là Đoàn "ba không" (không trụ sở, không kinh phí hoạt động, không cơ sở vật chất). Văn phòng Đoàn hiện ghép nhờ tại một văn phòng luật sư thành viên. Kinh phí duy nhất là tiền hội phí của các thành viên, thậm chí còn chưa đủ để duy trì công tác văn thư báo cáo theo quy định. Bởi không có trụ sở nên việc hội họp, kiểm tra của cấp trên hay các hoạt động giao lưu, đối ngoại cũng hạn chế.

Yêu cầu của cải cách tư pháp theo lộ trình Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị đã nêu rõ vai trò của tổ chức luật sư. Thực tiễn cuộc sống cũng cho thấy, ngày càng có nhiều người cần và tìm đến các luật sư trong giải quyết những sự việc, vụ việc liên quan đến luật pháp. Bởi vậy, không thể cứ để Đoàn Luật sư của tỉnh mãi là Đoàn "ba không" mà cần được tỉnh và các ngành chức năng quan tâm tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện để Đoàn hoạt động thuận lợi, hiệu quả và chất lượng.

Ngọc Tú

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông trên Quốc lộ 70, đoạn qua xã Phong Hải

Tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông trên Quốc lộ 70, đoạn qua xã Phong Hải

Quốc lộ 70 là tuyến đường huyết mạch dài 174 km, kết nối tỉnh Lào Cai với các địa phương trung du, miền núi phía Bắc. Tuy nhiên, đoạn tuyến dài gần 20 km qua xã Phong Hải từ nhiều năm qua lại trở thành nỗi ám ảnh với người dân bởi hàng loạt điểm nguy hiểm, tiềm ẩn mất an toàn giao thông.

Cảnh giác 'bẫy' lừa đảo du lịch hè

Cảnh giác 'bẫy' lừa đảo du lịch hè

Mùa hè vốn là thời điểm nhộn nhịp của những chuyến du lịch trải nghiệm các điểm đến đầy hấp dẫn, thú vị. Thế nhưng, không ít du khách lại trở thành nạn nhân của các tour 0 đồng đến combo giá rẻ bất ngờ. Tình trạng lừa đảo tour du lịch cũng buộc nhiều doanh nghiệp chân chính tìm cách bảo vệ uy tín và quyền lợi khách hàng.

Tuyên truyền, ký cam kết với các hộ dân xã Bảo Thắng có phương tiện thủy chủ động ứng phó với hoàn lưu bão số 3

Tuyên truyền, ký cam kết với các hộ dân xã Bảo Thắng có phương tiện thủy chủ động ứng phó với hoàn lưu bão số 3

Chiều 21/7, Đội Cảnh sát giao thông đường thủy số 1, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh phối hợp với Công an xã Bảo Thắng thực hiện tuyên truyền, nhắc nhở, ký cam kết đối với 10 hộ dân có phương tiện thuỷ, sinh sống dọc ven sông, suối chủ động ứng phó, phòng ngừa đối với hoàn lưu bão số 3.

Sữa giả, TPCN kém chất lượng: Cần bịt lỗ hổng quản lý kiểm nghiệm sản phẩm

Sữa giả, TPCN kém chất lượng: Cần bịt lỗ hổng quản lý kiểm nghiệm sản phẩm

Hàng loạt vụ sữa giả, thực phẩm chức năng giả phơi bày lỗ hổng quản lý khi sản phẩm được cấp phép chỉ qua hồ sơ, doanh nghiệp tự kiểm soát, tự chịu trách nhiệm. Điều này khiến sữa bột giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe kém chất lượng dễ dàng lưu hành. Đã đến lúc cần siết chặt kiểm nghiệm sản phẩm.

fb yt zl tw