Đừng tự đưa chân vào bẫy!

YBĐT - Thời gian gần đây, dịch vụ "hỗ trợ tài chính” xuất hiện khá nhiều. Đi kèm với đó là nhan nhản những tờ quảng cáo "bốc họ”, "cho vay tiền chỉ cần chứng minh thư, đăng ký xe hoặc sổ hộ khẩu”... được treo, dán khắp bờ tường, góc phố, gốc cây, cột điện. Chẳng nói thì ai cũng biết, bản chất dịch vụ hỗ trợ tài chính là cho vay lãi, đôi khi lãi rất cao, người vay khó có khả năng chi trả.
Trong cuộc sống, đôi khi người ta cũng rơi vào hoàn cảnh túng thiếu tiền bạc và rất cần một khoản tiền mặt để chi dùng gấp. Tuy nhiên, một người bình thường, có cuộc sống và quan hệ lành mạnh sẽ rất hiếm khi tìm đến dịch vụ "hỗ trợ tài chính” để vay tiền.
Đơn giản vì vay xong sẽ khó có thể chịu nổi mức lãi suất cho khoản vay của mình! Vậy ai là khách hàng của dịch vụ "cắt cổ” ấy, họ vay tiền để làm gì? Đa số người vay tín dụng "đen” đều chi tiêu số tiền vay một cách không lành mạnh như cờ bạc, số đề, cá độ bóng đá hoặc tổ chức ăn chơi trác táng.
Trao đổi với lực lượng cảnh sát phòng chống tệ nạn xã hội được biết: Có thể người cho vay đã từng có "thành tích” bất hảo nhưng người đi vay đều tự tìm đến dịch vụ hỗ trợ tài chính khi đã biết rất rõ hậu quả của việc vay tiền. Đôi khi còn biết chắc mình không bao giờ có tiền để trả cả gốc và lãi.

Đã trở thành quy luật, dịp cuối năm, nhiều vấn đề xã hội phức tạp nảy sinh; trong đó, vay nợ luôn là câu chuyện phổ biến nhất. Hãy duy trì cuộc sống sinh hoạt trong sáng và tổ chức sản xuất, kinh doanh lành mạnh. Nếu muốn vay tiền thì chỉ nên tìm đến người thân, bạn bè hoặc các ngân hàng thương mại. Đừng sống buông thả, càng không nên vướng vào tệ nạn xã hội để rồi phải tìm đến tín dụng "đen”! Điều đó chẳng khác gì tự đưa chân mình vào bẫy rồi chịu cảnh khuynh gia, bại sản, gia đình tan nát.

Rất nhiều vấn đề xã hội phức tạp đã và đang nảy sinh quanh câu chuyện "cầm đồ”, "cho vay nặng lãi” và "hỗ trợ tài chính”, trong khi các ngành chức năng chưa thể có biện pháp quản lý chặt chẽ, hữu hiệu thì mỗi người, mỗi gia đình phải có biện pháp tự bảo vệ, đừng sa đà vào những cuộc chơi, đừng mắc tệ nạn xã hội.

Lê Xuân Trường

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông trên Quốc lộ 70, đoạn qua xã Phong Hải

Tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông trên Quốc lộ 70, đoạn qua xã Phong Hải

Quốc lộ 70 là tuyến đường huyết mạch dài 174 km, kết nối tỉnh Lào Cai với các địa phương trung du, miền núi phía Bắc. Tuy nhiên, đoạn tuyến dài gần 20 km qua xã Phong Hải từ nhiều năm qua lại trở thành nỗi ám ảnh với người dân bởi hàng loạt điểm nguy hiểm, tiềm ẩn mất an toàn giao thông.

Cảnh giác 'bẫy' lừa đảo du lịch hè

Cảnh giác 'bẫy' lừa đảo du lịch hè

Mùa hè vốn là thời điểm nhộn nhịp của những chuyến du lịch trải nghiệm các điểm đến đầy hấp dẫn, thú vị. Thế nhưng, không ít du khách lại trở thành nạn nhân của các tour 0 đồng đến combo giá rẻ bất ngờ. Tình trạng lừa đảo tour du lịch cũng buộc nhiều doanh nghiệp chân chính tìm cách bảo vệ uy tín và quyền lợi khách hàng.

Tuyên truyền, ký cam kết với các hộ dân xã Bảo Thắng có phương tiện thủy chủ động ứng phó với hoàn lưu bão số 3

Tuyên truyền, ký cam kết với các hộ dân xã Bảo Thắng có phương tiện thủy chủ động ứng phó với hoàn lưu bão số 3

Chiều 21/7, Đội Cảnh sát giao thông đường thủy số 1, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh phối hợp với Công an xã Bảo Thắng thực hiện tuyên truyền, nhắc nhở, ký cam kết đối với 10 hộ dân có phương tiện thuỷ, sinh sống dọc ven sông, suối chủ động ứng phó, phòng ngừa đối với hoàn lưu bão số 3.

Sữa giả, TPCN kém chất lượng: Cần bịt lỗ hổng quản lý kiểm nghiệm sản phẩm

Sữa giả, TPCN kém chất lượng: Cần bịt lỗ hổng quản lý kiểm nghiệm sản phẩm

Hàng loạt vụ sữa giả, thực phẩm chức năng giả phơi bày lỗ hổng quản lý khi sản phẩm được cấp phép chỉ qua hồ sơ, doanh nghiệp tự kiểm soát, tự chịu trách nhiệm. Điều này khiến sữa bột giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe kém chất lượng dễ dàng lưu hành. Đã đến lúc cần siết chặt kiểm nghiệm sản phẩm.

fb yt zl tw