Bị cáo Đinh La Thăng không đồng tình với quy kết có lợi ích nhóm

Sáng 16/1, sau phần đối đáp của luật sư, bị cáo Đinh La Thăng đã phát biểu bổ sung liên quan đến nội dung luận tội và đối đáp của đại diện Viện Kiểm sát.

Nói rằng đã lắng nghe và trân trọng quan điểm luận tội của Viện Kiểm sát (VKS), nhưng bị cáo Đinh La Thăng cũng trình bày một số vấn đề mà bị cáo cho rằng VKS quy kết chưa đúng.

Về quan điểm của VKS cho rằng có lợi ích nhóm mà biểu hiện chính ông Thăng đã chuyển và đề bạt bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đức Thuận để rồi ưu ái cho PVC, bị cáo Đinh La Thăng đề nghị xem xét lại, vì việc người đi, người đến và thủ trưởng bổ nhiệm cán bộ là bình thường.

"Các bị cáo ngồi đây, từ anh Thực trở xuống đều do bị cáo bổ nhiệm cả. Chẳng lẽ cứ bổ nhiệm là lợi ích nhóm? Vấn đề này không phải thuần tuý là lời buộc tội mà còn là lương tâm, trách nhiệm, danh dự của tập thể và của nhiều người” – ông Đinh La Thăng bày tỏ không đồng tình với lập luận của đại diện VKS.

Liên quan đến ý kiến của đại diện VKS ngày 15/1 cho rằng rất buồn trong vụ án này cấp dưới nhận trách nhiệm nhưng cấp trên lại không nhận, ông Đinh La Thăng một lần nữa nhấn mạnh bản thân là người lãnh đạo cao nhất của tập đoàn trước tháng 8/2011 nên quá trình điều tra, truy tố, xét xử luôn nhận trách nhiệm là người đứng đầu, nhận chưa hoàn thành chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của một Chủ tịch HĐTV. Bị cáo cũng đã đề nghị sẵn sàng nhận trách nhiệm cho tất cả cán bộ dưới quyền chỉ vì mục tiêu đẩy nhanh tiến độ dự án, không động cơ cá nhân hay vụ lợi mà dẫn đến sai phạm.

"Hoàn toàn không có chuyện bị cáo đổ lỗi cho cấp dưới. Bị cáo lần nào gặp luật sư cũng nói là anh bào chữa gì thì bào chữa nhưng không được đổ lỗi cho cấp trên, không làm ảnh hưởng quyền lợi của bị cáo khác. Giả sử bản thân bị cáo bị thiệt nhưng đổ cho người khác để mình đỡ đi thì bị cáo không bao giờ làm” – bị cáo Đinh La Thăng trình bày.

Nhắc lại lời đại diện VKS cho rằng thời điểm thực hiện dự án PVC không đủ năng lực mà chỉ có Lilama, ông Đinh La Thăng khẳng định lúc đó không có đơn vị nào đủ điều kiện, nhất là về kinh nghiệm. Việc chỉ định thầu sau khi được đồng ý về chủ trương thì PVN cũng chỉ chọn thành viên của Tập đoàn chứ không chọn bên ngoài và lúc đó PVC là đơn vị mạnh nhất về xây lắp.

Cũng theo ông Đinh La Thăng, thẩm quyền chỉ định thầu với dự án Thái Bình 2 thì Hội đồng thành viên (HĐTV) PVPower quyết định. Khi bị cáo chuyển công tác từ tháng 8/2011, chủ đầu tư chuyển về PVN thì lãnh đạo tập đoàn đánh giá lại vẫn chỉ định PVC đủ năng lực thực hiện dự án Thái Bình 2. Do đó chủ trương chỉ định thầu không phải do cao hứng, nhất thời hay do bị cáo tự nghĩ ra.

Còn về hợp đồng 33, bị cáo Đinh La Thăng nhấn mạnh lại, thẩm quyền là PVPower, còn HĐTV của tập đoàn chỉ đạo bằng nghị quyết, văn bản, kết luật chứ không chỉ đạo bằng miệng. Bản thân bị cáo chỉ được thực hiện trong chức năng nhiệm vụ của mình, vì nếu vượt thẩm quyền là vi phạm pháp luật. Trong các cuộc họp bị cáo không nhận được báo cáo nào của PVPower, Ban Tổng Giám đốc hay của cá nhân nào về việc hợp đồng 33 sai phạm.

Về tạm ứng tiền, bị cáo Đinh La Thăng cho rằng nếu ông chỉ đạo ký hợp đồng 33 thì khi có đề xuất xin tạm ứng chỉ cần 1 tiếng sau là tiền về PVPower. Tuy nhiên, "đây là đồng tiền của dân thì PVN có trách nhiệm sử dụng có hiệu quả, trân trọng từng đồng. Chính vì vậy, bị cáo yêu cầu phải thực hiện đúng quy định”. Điều đó thể hiện ở việc PVPower 4 lần đề nghị thì 3 lần bị cáo không giải quyết, một lần thì chỉ đạo tạm ứng theo quy định và PVC không được sử dụng tiền này cho dự án khác ngoài Nhiệt điện Thái Bình 2.

"Chính vì nâng niu đồng tiền của dân nên bị cáo mới không đồng ý theo đề xuất của PVPower” – ông Thăng nhấn mạnh, đồng thời cho rằng, đối với PVPower trực tiếp thực hiện dự án mà không bị xử lý thì với các bị cáo khác cũng đề nghị cơ quan chức năng xem xét lại.

Ngoài ra, việc nói PVC tiếp nhận một số dự án thua lỗ, làm ăn không hiệu quả nên khó khăn, theo bị cáo Đinh La Thăng, đó là thực hiện chủ trương tái cơ cấu tập đoàn, có đơn vị của PVC cũng chuyển cho đơn vị khác và việc chuyển là mua bán theo thị trường nên không thể nói nhận thêm mà khó khăn. Hơn nữa, thời điểm đó PVC vừa bán 40% nên thu khoảng 2.500 tỷ đồng nên không phải vì khó khăn mà lấy tiền dự án Thái Bình 2 chuyển cho PVC.
(Theo VOV)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Giữ vững bình yên từ cơ sở

Giữ vững bình yên từ cơ sở

Ngay sau khi hoàn tất việc sắp xếp, kiện toàn bộ máy hành chính cấp xã theo chủ trương của Trung ương và chỉ đạo của tỉnh, lực lượng Công an các xã, phường toàn tỉnh đã khẩn trương ổn định tổ chức, không để xảy ra khoảng trống trong công tác quản lý địa bàn, đảm bảo giữ vững an ninh, trật tự.

Triệt phá băng nhóm mua bán 'bóng cười', thu lợi bất chính hơn 105 tỷ đồng

Triệt phá băng nhóm mua bán 'bóng cười', thu lợi bất chính hơn 105 tỷ đồng

Chiều 12/7, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hồ Chí Minh cho biết vừa triệt phá băng nhóm mua bán hàng cấm là khí N2O (bóng cười) do đối tượng Trần Tuấn Kiệt cầm đầu. Chỉ từ đầu năm 2025 đến nay, các đối tượng đã cung cấp cho khách sử dụng hàng ngàn bình bóng cười, với tổng số tiền lên đến 253 tỷ đồng, thu lợi bất chính hơn 105 tỷ đồng…

Bắt đối tượng tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy

Công an phường Nam Cường và xã Trạm Tấu: Bắt đối tượng tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy

Thực hiện kế hoạch tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn, Công an phường Nam Cường và Công an xã Trạm Tấu (Lào Cai) đã triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, đấu tranh hiệu quả với các loại tội phạm, đặc biệt là tội phạm về ma túy.

Đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc do quy định pháp luật

Đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc do quy định pháp luật

Chiều 11/7, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trao đổi, giải đáp, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ rà soát, cho ý kiến về kết quả rà soát, đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật để tháo gỡ khó khăn vướng mắc do quy định pháp luật. Hội nghị được tổ trực tiếp kết hợp với trực tuyến với 35 điểm cầu. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú chủ trì Hội nghị.

Triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán xe máy điện giả nhãn hiệu liên tỉnh

Triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán xe máy điện giả nhãn hiệu liên tỉnh

Ngày 11/7, Công an thành phố Hà Nội cho biết, Đội 6, Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an thành phố vừa triệt phá một đường dây sản xuất, buôn bán xe máy điện giả, kém chất lượng, hoạt động với quy mô lớn, phương thức thủ đoạn tinh vi, có tính chất liên tỉnh. Cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự về hành vi Sản xuất, buôn bán hàng giả là xe máy điện, quy định tại Điều 192 Bộ luật Hình sự, đồng thời khởi tố 3 bị can có liên quan để phục vụ công tác điều tra.

Hàng loạt KOL bị bắt vì trốn thuế: Hồi chuông cảnh tỉnh cộng đồng kinh doanh online

Hàng loạt KOL bị bắt vì trốn thuế: Hồi chuông cảnh tỉnh cộng đồng kinh doanh online

Việc nhiều KOL, TikToker bị bắt vì trốn thuế 'khủng' thời gian gần đây là hồi chuông cảnh tỉnh cho cộng đồng kinh doanh online. Theo chuyên gia, trong trường hợp có dấu hiệu gian lận thuế, cơ quan thuế có quyền mở rộng kiểm tra và truy thu đối với tất cả các tài khoản liên quan đến kinh doanh.

fb yt zl tw