Xét xử Phạm Công Danh: Tòa đề nghị luật sư đi vào trọng tâm vấn đề

Ngày 17/1, phiên tòa xét xử bị cáo Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Xây dựng​-VNCB) và đồng phạm giai đoạn 2 trở nên "nóng” khi các luật sư tham gia bào chữa bị Hội đồng xét xử nhắc nhở. Cùng với đó là vấn đề sức khỏe của bị cáo Trầm Bê, mắt xích quan trọng trong đại án kinh tế này.

Luật sư bào chữa lan man

Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhấn mạnh, trong quá trình xét hỏi đã có nhiều luật sư đặt các câu hỏi ngoài phạm vi vụ án, không đi vào trọng tâm vấn đề, thậm chí có những câu hỏi vi phạm giới hạn xét xử được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự.

Trên cơ sở đó, Hội đồng xét xử đã yêu cầu các luật sư hợp tác để phiên tòa diễn ra văn minh cũng như đảm bảo quyền và nghĩa vụ bào chữa của luật sư.

Trước đó, trong quá trình xét hỏi chiều 16/1, một số luật sư đã bị Hội đồng xét xử nhắc nhở vì đặt nhiều câu hỏi với các bị cáo không liên quan đến hành vi mà Hội đồng xét xử đang làm rõ.

Ngày 17/1, phiên tòa tiếp tục với nội dung thẩm vấn hành vi của các bị cáo trong gói vay tín dụng tại TPBank, gây thiệt hại cho VNCB trên 1.700 tỷ đồng. Theo cáo trạng, tháng 5/2013, để giúp Phạm Công Danh "kiếm tiền” tăng vốn điều lệ và trả cho cá nhân bà Hứa Thị Phấn, bị cáo Phan Thành Mai (nguyên Tổng giám đốc VNCB) đã trao đổi và thống nhất với bị cáo Nguyễn Việt Hà (nguyên Tổng Giám đốc Công ty Quỹ Lộc Việt) dùng biện pháp ủy thác đầu tư sang Quỹ Lộc Việt và nhờ Hà mượn pháp nhân các công ty để vay tiền Ngân hàng TPBank, sau đó dùng tiền vay này mua trái phiếu của Tập đoàn Thiên Thanh và Công ty Trung Dung.

Bị cáo Phạm Công Danh khai, khi được TPBank giải ngân toàn bộ tiền vay, bản thân đã sử dụng chuyển trả hơn 600 tỷ đồng cho bà Hứa Thị Phấn và dùng 500 tỷ đồng tăng vốn điều lệ cho VNCB. Số tiền gần 400 tỷ đồng khác được Phạm Công Danh chi lãi ngoài vượt trần cho nhóm cá nhân bà Trần Ngọc Bích và ông Trần Quý Thanh (Tập đoàn Tân Hiệp Phát)...

Sức khỏe bị cáo Trầm Bê có vấn đề?

Theo ghi nhận của phóng viên tại phiên tòa ngày 17/1, bị cáo Trầm Bê (nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Sacombank) tỏ vẻ mệt mỏi. Trong các ngày xét xử trước đó, Hội đồng xét xử đã nhiều lần cho phép bị cáo Trầm Bê được chăm sóc y tế.

Trước đó khai tại tòa, bị cáo Trầm Bê nhận trách nhiệm khi chỉ xem xét về điều kiện Phạm Công Danh có tài sản đảm bảo để cho vay tiền.

Tuy nhiên, Trầm Bê cho rằng hành vi này không trái quy định vì bị cáo chỉ coi Phạm Công Danh là đại diện cho một pháp nhân tập thể, không thể xem việc có quen biết và bàn bạc với Phạm Công Danh là có tư lợi để cáo buộc bản thân phạm tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Bị cáo Trầm Bê cũng đề nghị Hội đồng xét xử xem xét lại tội danh này.

Trong khi đó, bản cáo trạng xác định, bị cáo Trầm Bê thừa nhận đã bàn bạc, trao đổi với Phạm Công Danh và Phan Huy Khang (nguyên Tổng giám đốc Sacombank). Theo đó, vào giữa tháng 4/2013, Phạm Công Danh sang Sacombank gặp Trầm Bê và đặt vấn đề vay từ 1.000-2.000 tỷ đồng. Trầm Bê đồng ý cho Danh vay với điều kiện phải có tài sản đảm bảo là bất động sản hoặc tiền gửi.

Sau đó, Phan Huy Khang báo cáo Trầm Bê là đã bàn bạc cho Danh vay 1.800 tỷ đồng và dùng tiền gửi từ VNCB để làm tài sản đảm bảo. Lý do cho Danh vay 1.800 tỷ đồng vì Trầm Bê với chức danh Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Chủ tịch Hội đồng tín dụng chỉ được phép duyệt tối đa là 1.800 tỷ đồng.

Nếu cho vay số tiền lớn hơn, Trầm Bê phải trình lên Hội đồng quản trị quyết định sẽ mất thời gian, khi trình lên có thể có nhiều ý kiến khác nhau vì khoản vay lớn. Sau đó, Trầm Bê giao Phan Huy Khang tổ chức thực hiện.

Cũng theo cáo trạng, khi cấp dưới trình hồ sơ các khoản vay của 6 công ty, mặc dù hồ sơ chưa đầy đủ nhưng Trầm Bê vẫn phê duyệt do có tài sản đảm bảo là tiền gửi của VNCB.

Chiều 17/1, phiên tòa tiếp tục với phần xét hỏi.
(Theo TTXVN)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bắt giữ nhóm đối tượng sử dụng mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản

Bắt giữ nhóm đối tượng sử dụng mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản

Ngày 30/6/2025, Công an tỉnh Lào Cai cho biết đơn vị đang tiếp tục điều tra mở rộng chuyên án liên quan đến hành vi chiếm đoạt tài sản của Công ty tài chính TNHH Một thành viên Mirae Asset (Việt Nam) và Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank).

Quyết liệt phòng chống tội phạm trên biên giới

Quyết liệt phòng chống tội phạm trên biên giới

Thực hiện đợt cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (từ ngày 15/5 - 15/6) và đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm về ma tuý trên tuyến biên giới tỉnh Lào Cai hưởng ứng "Tháng hành động phòng, chống ma túy" (từ ngày 1 - 30/6), lực lượng Bộ đội Biên phòng Lào Cai đã tăng cường, quyết liệt triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, ngăn chặn, đấu tranh hiệu quả với các loại tội phạm ở khu vực biên giới.

Lực lượng quản lý thị trường Hà Nội kiểm tra, tuyên truyền phổ biến pháp luật cho chủ cơ sở kinh doanh mặt hàng mỹ phẩm tại huyện Hoài Đức.

Phòng, chống hàng giả, hàng nhái:Đồng bộ nhiều giải pháp, siết chặt kiểm soát thị trường

Với mục tiêu xác lập môi trường thương mại minh bạch, an toàn, đồng thời duy trì cuộc chiến với hàng giả như một nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, lực lượng quản lý thị trường tiếp tục đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát hoạt động nhập lậu, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, đặc biệt trên không gian thương mại điện tử để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Hệ lụy từ buôn bán động vật hoang dã trái phép

Hệ lụy từ buôn bán động vật hoang dã trái phép

Vấn nạn săn bắt, buôn lậu động vật hoang dã đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với hệ sinh thái tự nhiên, tác động tiêu cực lên mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Bên cạnh một bộ phận nhỏ vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết, phần lớn đối tượng trong lĩnh vực này đều vì lợi nhuận mà nhắm mắt đưa chân, tham gia vào các đường dây buôn bán động vật hoang dã trái phép.

Khởi tố vụ thí sinh dùng camera cúc áo truyền ra ngoài nhờ cứu trợ môn Văn

Khởi tố vụ thí sinh dùng camera cúc áo truyền ra ngoài nhờ cứu trợ môn Văn

Ngày 27/6, Công an tỉnh Lâm Đồng đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước; Chiếm đoạt bí mật nhà nước”, xảy ra sáng 26/6, trong thời gian thi môn Ngữ Văn, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tại Hội đồng thi Trường THPT Thăng Long, thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà.

fb yt zl tw