Ông Nguyễn Đức Chung liên quan thế nào đến phong bì "quà tặng" 10.000 USD?

  • Cập nhật: Chủ nhật, 22/11/2020 | 10:34:49 AM

Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an phát hiện ông Nguyễn Đức Chung đưa 10.000 USD cho bị can Phạm Quang Dũng (cựu cán bộ Công an), người đánh cắp tài liệu.

Ông Nguyễn Đức Chung chủ mưu, cầm đầu vụ án Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước
Ông Nguyễn Đức Chung chủ mưu, cầm đầu vụ án Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước

Theo kết luận điều tra của Cơ quan An ninh điều tra, ngoài việc xác định ông Nguyễn Đức Chung (cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội) là chủ mưu, cầm đầu trong vụ án chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước, ông này còn bị phát hiện đưa 10.000 USD cho Phạm Quang Dũng (cựu cán bộ Công an).

Vụ việc xảy ra vào dịp Tết Nguyên đán năm 2020 (ngày 22/1/2020), tại khu vực đường Giải Phóng, Hà Nội.

Cụ thể, thông qua bị can Nguyễn Hoàng Trung (cựu chuyên viên, UBND TP Hà Nội), ông Phạm Quang Dũng (cựu cán bộ công an) đã nhận của ông Nguyễn Đức Chung 1 phong bì 10.000 USD. Ông Dũng đã thông qua gia đình nộp lại cho Cơ quan An ninh điều tra số tiền này.

Tuy nhiên, do chưa có điều kiện làm rõ việc ông Chung đưa cho Dũng khoản tiền trên nên co quan điều tra quyết định bóc tách hành vi để điều tra làm rõ sau.
 
Theo diễn biến vụ án, ngày 10/7, ông Dũng ra tự thú, báo cáo sai phạm của bản thân với Cục Cảnh sát kinh tế.

Làm việc với cơ quan điều tra, ông Dũng khai nhận, tối ngày 30/6, đã đột nhập vào phòng làm việc của ông Nguyễn Văn Thành - Trưởng phòng 14, Cục Cảnh sát kinh tế để tìm tài liệu vụ án Công ty Nhật Cường.

Vào thời điểm đó, thấy thùng caton trong phòng, nghĩ đó là thùng tài liệu, giấy tờ thu được của Công ty Nhật Cường nên ông Dũng đã bê về. Hôm sau mở ra mới biết bên trong có chứa điện thoại di động, không phải giấy tờ.

Kết quả điều tra cho thấy, không có căn cứ xác định các cán bộ, chiến sỹ thuộc Cục Cảnh sát kinh tế, liên quan đến hành vi chiếm đoạt tài liệu vụ án Công ty Nhật Cường do ông Phạm Quang Dũng gây ra.

Tuy nhiên, việc quản lý tài liệu bí mật Nhà nước, việc quản lý chìa khóa phòng làm việc của cán bộ, chiến sỹ Cục Cảnh sát kinh tế còn bất cập, sơ hở nên đã để xảy ra việc bị can Dũng chiếm đoạt được tài liệu.

Cục Cảnh sát kinh tế kiểm tra, rà soát, chấn chỉnh công tác quản lý tài liệu bí mật Nhà nước, tránh để xảy ra các trường hợp tương tự, theo văn bản đề nghị của cơ quan điều tra.

Kết luận điều tra thể hiện, vụ án chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước xảy ra tại Hà Nội có tính chất rất nghiêm trọng, phức tạp, được dư luận xã hội quan tâm, thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo.

Các bị can là những cán bộ đã từng công tác tại các cơ quan bảo vệ pháp luật, có kinh nghiệm, am hiểu về pháp luật và công tác nghiệp vụ đấu tranh phòng chống tội phạm.

Do đó, có thủ đoạn hoạt động phạm tội hết sức tinh vi- triệt để, lợi dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến, mạng internet để thực hiện hành vi phạm tội, xóa dấu vết, che giấu tội phạm, gây khó khăn cho công tác điều tra vụ án.

(Theo VTC New)

Các tin khác
Lực lượng chức năng khám xét tại căn nhà trên đường Bình Lợi, Q.Bình Thạnh

Điều tra mở rộng vụ án liên quan đến ôngTề Trí Dũng - nguyên tổng giám đốc Công ty IPC kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần phát triển Nam Sài Gòn (SADECO), cơ quan điều tra Công an TP.HCM tiếp tục khởi tố thêm 12 bị can.

Ông Nguyễn Đức Chung bị khởi tố về hành vi

Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã hoàn tất kết luận điều tra vụ án "Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước" xảy ra tại Hà Nội và chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án đến Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao để truy tố về tội "Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước".

Quang cảnh buổi tuyên án

Tòa phúc thẩm cho rằng 4 bị cáo kháng cáo kêu oan và xin giảm nhẹ hình phạt đã không đưa ra được các chứng cứ mới phù hợp nên tuyên y án sơ thẩm.

Bộ Công an cảnh báo thủ đoạn lừa đảo tinh vi qua việc xin tiếp nhận nguồn vốn đầu tư nước ngoài

Lực lượng công an phát hiện nhiều nhóm cá nhân, doanh nghiệp được thành lập và hoạt động mang dấu hiệu lừa đảo thông qua việc lập các hồ sơ, đơn thư xin tiếp nhận nguồn vốn đầu tư nước ngoài, tìm kiếm, khai thác “kho báu”, “tiếp nhận di sản”, “tiền trôi nổi”... có giá trị từ hàng trăm đến hàng ngàn tỷ đồng, USD, EUR, Yên Nhật...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục