Kỷ luật cảnh cáo Giám đốc CDC tỉnh Quảng Bình Đỗ Quốc Tiệp

Ông Đỗ Quốc Tiệp được xác định có khuyết điểm, vi phạm trong thực hiện đấu thầu, mua sắm trang thiết bị y tế, sinh phẩm phòng, chống dịch COVID-19.
Ngày 18/8, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Quảng Bình họp kỳ thứ 17 để xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Đảng ủy bộ phận Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) tỉnh Quảng Bình.
Tại kỳ họp, Ủy ban Kiểm tra tỉnh nhận định Đảng ủy CDC chưa tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát.
Ông Đỗ Quốc Tiệp - Bí thư Đảng ủy, Giám đốc CDC - và một số cán bộ, đảng viên có khuyết điểm, vi phạm trong thực hiện đấu thầu, mua sắm trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao, hóa chất, sinh phẩm phòng, chống dịch COVID-19.
Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Quảng Bình kết luận trách nhiệm chính đối với những khuyết điểm, vi phạm nêu trên thuộc về ông Đỗ Quốc Tiệp, trách nhiệm tham mưu thuộc về các khoa, phòng chức năng và các cá nhân có liên quan.
Xét nội dung, tính chất, mức độ, nguyên nhân, hậu quả vi phạm, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Quảng Bình yêu cầu Đảng ủy CDC kiểm điểm, nghiêm túc rút kinh nghiệm; kịp thời khắc phục những hạn chế, khuyết điểm đã được chỉ ra. Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Quảng Bình quyết định thi hành kỷ luật ông Đỗ Quốc Tiệp bằng hình thức cảnh cáo.
Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy cũng yêu cầu Đảng ủy Sở Y tế tỉnh Quảng Bình kiểm điểm trách nhiệm đối với cá nhân có liên quan theo quy định.
Cũng tại kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra tỉnh nhận thấy CDC Quảng Bình có nhiều nỗ lực, đóng góp trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 của tỉnh; chủ động nắm bắt diễn biến dịch bệnh, có nhiều sáng kiến, giải pháp linh hoạt, phù hợp với tình hình, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, góp phần kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnh…
(Theo VTC)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cảnh báo lừa đảo giả danh cán bộ Cục Đăng kiểm

Cảnh báo lừa đảo giả danh cán bộ Cục Đăng kiểm

Gần đây, tại nhiều địa phương, trong đó có TP. Huế, xuất hiện tình trạng một số đối tượng giả danh cán bộ Cục Đăng kiểm Việt Nam (ĐKVN) để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Với chiêu bài “hỗ trợ kỹ thuật”, “xác minh hồ sơ” và “đổi mẫu tem kiểm định ô tô”, các đối tượng đã khiến không ít chủ phương tiện, đặc biệt là lái xe kinh doanh, rơi vào vòng xoáy lừa đảo.

Công an Điện Biên phối hợp phá nhiều đường dây ma túy tại Lào, thu gần 2 tấn ma túy

Công an Điện Biên phối hợp phá nhiều đường dây ma túy tại Lào, thu gần 2 tấn ma túy

Chiều 1/7, Công an tỉnh Điện Biên cho biết, trong tháng 6/2025, Tổ công tác thường trực của Công an tỉnh Điện Biên phối hợp Công an các tỉnh nước bạn Lào phá nhiều đường dây mua bán, vận chuyển trái phép ma túy xuyên quốc gia; thu giữ hơn 2 tấn ma túy các loại; bắt giữ 17 đối tượng.

Bắt giữ nhóm đối tượng sử dụng mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản

Bắt giữ nhóm đối tượng sử dụng mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản

Ngày 30/6/2025, Công an tỉnh Lào Cai cho biết đơn vị đang tiếp tục điều tra mở rộng chuyên án liên quan đến hành vi chiếm đoạt tài sản của Công ty tài chính TNHH Một thành viên Mirae Asset (Việt Nam) và Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank).

Quyết liệt phòng chống tội phạm trên biên giới

Quyết liệt phòng chống tội phạm trên biên giới

Thực hiện đợt cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (từ ngày 15/5 - 15/6) và đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm về ma tuý trên tuyến biên giới tỉnh Lào Cai hưởng ứng "Tháng hành động phòng, chống ma túy" (từ ngày 1 - 30/6), lực lượng Bộ đội Biên phòng Lào Cai đã tăng cường, quyết liệt triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, ngăn chặn, đấu tranh hiệu quả với các loại tội phạm ở khu vực biên giới.

Lực lượng quản lý thị trường Hà Nội kiểm tra, tuyên truyền phổ biến pháp luật cho chủ cơ sở kinh doanh mặt hàng mỹ phẩm tại huyện Hoài Đức.

Phòng, chống hàng giả, hàng nhái:Đồng bộ nhiều giải pháp, siết chặt kiểm soát thị trường

Với mục tiêu xác lập môi trường thương mại minh bạch, an toàn, đồng thời duy trì cuộc chiến với hàng giả như một nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, lực lượng quản lý thị trường tiếp tục đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát hoạt động nhập lậu, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, đặc biệt trên không gian thương mại điện tử để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Hệ lụy từ buôn bán động vật hoang dã trái phép

Hệ lụy từ buôn bán động vật hoang dã trái phép

Vấn nạn săn bắt, buôn lậu động vật hoang dã đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với hệ sinh thái tự nhiên, tác động tiêu cực lên mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Bên cạnh một bộ phận nhỏ vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết, phần lớn đối tượng trong lĩnh vực này đều vì lợi nhuận mà nhắm mắt đưa chân, tham gia vào các đường dây buôn bán động vật hoang dã trái phép.

fb yt zl tw