Vụ chuyến bay giải cứu: Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế nhận hối lộ 253 lần

  • Cập nhật: Thứ ba, 11/7/2023 | 3:50:23 PM

Là thư ký của Thứ trưởng Bộ Y tế, bị cáo Phạm Trung Kiên bị cáo buộc đã 253 lần nhận hối lộ, tổng số tiền hơn 42 tỉ đồng trong quá trình giải quyết việc cấp phép các chuyến bay giải cứu.

Bị cáo Phạm Trung Kiên, cựu thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế (ở giữa) tại phiên tòa.
Bị cáo Phạm Trung Kiên, cựu thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế (ở giữa) tại phiên tòa.

Chiều 11-7, đại diện VKS tiếp tục công bố bản cáo trạng dài 102 trang trong vụ án chuyến bay giải cứu. 54 bị cáo bị đưa ra xét xử về các tội đưa hối lộ, nhận hối lộ, môi giới hối lộ, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo đó, trong giai đoạn dịch Covid-19, Chính phủ chỉ đạo tổ chức các chuyến bay đưa công dân về nước. Các bị cáo đã lợi dụng chủ trương trên, có hành vi phạm tội trong quá trình cấp phép các chuyến bay giải cứu.

Trong số các bị cáo bị cáo buộc nhận hối lộ, Phạm Trung Kiên, chỉ là Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế nhưng đã nhận hối lộ 253 lần. Đây cũng là bị cáo nhận hối lộ nhiều nhất, lên tới 42,6 tỉ đồng.

CQĐT xác định, Phạm Trung Kiên có nhiệm vụ tiếp nhận, trình Thứ trưởng duyệt, ký văn bản trả lời liên quan đến việc cho ý kiến xét duyệt các chuyến bay theo đề nghị của Bộ Ngoại giao và các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Khi thực hiện nhiệm vụ, Phạm Trung Kiên yêu cầu đại diện các doanh nghiệp, cá nhân chi tiền từ 50-200 triệu đồng cho mỗi chuyến bay hoặc từ 500 nghìn đồng đến 2 triệu đồng mỗi hành khách. Đối với khách lẻ, chi phí này là từ 7-15 triệu đồng/người.

Trong đó, tháng 7-2021, Nguyễn Thị Thanh Hằng, Phó Tổng Giám đốc Công ty Blue Sky, đến liên hệ và được Kiên đồng ý giúp trình ký duyệt cấp phép các chuyến bay. Phạm Trung Kiên yêu cầu Hằng phải chi 150 triệu đồng cho mỗi chuyến bay. Tháng 9-2021, khi gặp Lê Hồng Sơn, Tổng Giám đốc Công ty Bluesky, Phạm Trung Kiên cũng yêu cầu Sơn phải chi 150 triệu đồng mỗi chuyến bay.

Sau đó, bị cáo đã nhận tiền bảy lần, tổng số tiền 6 tỉ đồng của Nguyễn Thị Thanh Hằng, Lê Hồng Sơn để trình ký cấp phép 40 chuyến bay.

Một doanh nghiệp khác là Công ty Vijasun cũng đến liên hệ và nhờ bị cáo Kiên giúp giải quyết việc cấp phép chuyến bay. Kiên yêu cầu Đào Minh Dương (Giám đốc công ty) chi 150 triệu đồng mỗi chuyến bay. Dương thỏa thuận xin bớt và được Kiên đồng ý giảm còn 100 triệu đồng mỗi chuyến bay. Sau đó, bị cáo đã nhận hối lộ ba lần tổng cộng 1,1 tỉ đồng.

Vào tháng 9-2020, Vũ Hồng Quang, cán bộ Cục Hàng không Việt Nam liên hệ, nhờ Kiên giúp trình ký cho các khách lẻ được về nước thì bị cáo đồng ý và tiếp tục yêu cầu phải chi tiền từ 7-15 triệu đồng mỗi khách.

Từ tháng 9-2020 đến tháng 5-2021, Phạm Trung Kiên đã nhận hối lộ qua chuyển khoản của Vũ Hồng Quang 114 lần tổng cộng 7,4 tỉ đồng.

Giai đoạn điều tra, bị cáo còn khai được nhận chuyển khoản 62 lần của đại diện doanh nghiệp với số tiền 7,3 tỉ đồng để trình ký cho khách lẻ về nước. Khi nhận tiền, bị cáo thường nhận tại trụ sở cơ quan, hoặc chuyển khoản. Một số lần, bị cáo nhờ mẹ vợ là bà Nguyễn Bích Ngọc nhận hộ.

CQĐT xác định quá trình giải quyết cấp phép các chuyến bay, từ tháng 2-2021 đến tháng 12-2021, Phạm Trung Kiên đã nhận hối lộ của 18 cá nhân đại diện doanh nghiệp và một số khách lẻ.

Sau khi vụ án được khởi tố, bị cáo Kiên đã chuyển khoản trả lại cho các cá nhân đại diện các doanh nghiệp 12,2 tỉ đồng.

Cơ quan công tố xác định bị cáo có tình tiết tăng nặng là phạm tội nhiều lần, lợi dụng hoàn cảnh dịch bệnh để phạm tội và truy tố bị cáo tội nhận hối lộ với khung hình phạt lên tới tử hình.

(Theo PLO)

Các tin khác
Đại diện Viện Kiểm sát công bố bản cáo trạng đối với các bị cáo.

Hội đồng xét xử đã triệu tập khoảng 60 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và 40 người làm chứng đến phiên tòa, tuy nhiên, tại phiên sáng 11/7, nhiều người liên quan và người làm chứng vắng mặt.

Lực lượng liên ngành tiến hành tiêu hủy sản phẩm pháo nổ, pháo hoa trong dịp cao điểm.

6 tháng đầu năm, các cơ quan thi hành án dân sự trong tỉnh Yên Bái đã bám sát cá nhiệm vụ trọng tâm của ngành, đại phương và kế hoạch của từng đơn vị, đồng thời khắc phục khó khăn để triển khai đồng bộ các mặt công tác.

Các fanpage có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Công an thành phố Hà Nội đề nghị người dân cảnh giác với thông tin tuyển chiến sỹ nhí tham gia chương trình của VTV trên mạng xã hội.

Hình minh họa: Bộ Công an

3 nhóm lừa đảo chính với 24 hình thức lừa đảo đang diễn ra trên không gian mạng Việt Nam, nhắm vào các nhóm đối tượng là người cao tuổi, trẻ em, sinh viên/thanh niên, các đối tượng công nhân/người lao động, nhân viên văn phòng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục