Phá đường dây cho vay lãi nặng 1.000%/năm qua ứng dụng online

Một đường dây cho vay lãi nặng, cưỡng đoạt tài sản quy mô hơn 9.000 tỷ đồng vừa bị Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an), Công an TP Đà Nẵng và một số địa phương triệt phá.
Đây là kết quả của cao điểm tấn công tội phạm tín dụng đen và tấn công trấn áp tội phạm, bảo vệ an ninh trật tự trước Tết Nguyên đán.
Tổng cộng có 193 đối tượng bị bắt giữ. Bước đầu xác định nhóm đối tượng đã cho hơn 1,3 triệu người vay với lãi suất từ 500 - 1.000%/năm. Khi người vay không trả lãi đúng hạn bị khủng bố tinh thần, khiến người thân của họ cũng bị vạ lây.
3 ứng dụng vay tiền có tên "Ơi vay" "Yoloan" và "Vdong", từ 5 - 20 triệu đồng, lãi suất cao nhất là 1.000%/năm, giải ngân rất nhanh trong 1 - 2 ngày.
Dùng danh bạ với số điện thoại của người thân, gia đình, bạn bè và căn cước công dân, người vay sẽ được đồng ý vay tiền trên các ứng dụng online.
Nhóm đối tượng chia khách chậm trả tiền theo các nhóm ngày. Ngày quá hạn càng lâu càng bị đe dọa nhiều và nặng hơn.
Đối tượng cầm đầu quốc tịch Trung Quốc, cùng với các đối tượng khác mở 10 công ty khác nhau thuộc các lĩnh vực, trong đó có một công ty chuyên về cầm đồ. Thực chất là các bộ phận khác nhau của hoạt động cho vay lãi nặng. 9 bộ phận trong đó có thu hồi nợ, nhắc phí. Các công ty có 9 địa điểm tại TP Hồ Chí Minh và Bình Dương.
Người vay tiền thuộc tất cả các địa phương trong cả nước, đa phần là công nhân, người lao động, sinh viên cần tiền gấp, chấp nhận mức lãi cao.
"3 triệu hợp đồng, giao dịch dòng tiền rất lớn, với nhiều tài khoản phải đặt vấn đề công ty này làm gì, vì sao dòng tiền đi nhiều như vậy. Ngân hàng quy định tất cả giao dịch bất thường đều phải nghiên cứu", Thượng tá Dương Nguyễn Chính, Phó Trưởng phòng Trọng án, Cục Cảnh sát Hình sự, Bộ Công an, cho biết.
Toàn bộ dòng tiền trong đường dây tội phạm này đều được thực hiện qua dịch vụ thu hộ, chi hộ của một cổng trung gian thanh toán tại Việt Nam. Đặc biệt lực lượng công an đang làm rõ dấu hiệu rửa tiền khi có hàng nghìn tỷ đồng lợi nhuận của các đối tượng tội phạm đã được luân chuyển ra nước ngoài.
(Theo VTV)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông trên Quốc lộ 70, đoạn qua xã Phong Hải

Tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông trên Quốc lộ 70, đoạn qua xã Phong Hải

Quốc lộ 70 là tuyến đường huyết mạch dài 174 km, kết nối tỉnh Lào Cai với các địa phương trung du, miền núi phía Bắc. Tuy nhiên, đoạn tuyến dài gần 20 km qua xã Phong Hải từ nhiều năm qua lại trở thành nỗi ám ảnh với người dân bởi hàng loạt điểm nguy hiểm, tiềm ẩn mất an toàn giao thông.

Cảnh giác 'bẫy' lừa đảo du lịch hè

Cảnh giác 'bẫy' lừa đảo du lịch hè

Mùa hè vốn là thời điểm nhộn nhịp của những chuyến du lịch trải nghiệm các điểm đến đầy hấp dẫn, thú vị. Thế nhưng, không ít du khách lại trở thành nạn nhân của các tour 0 đồng đến combo giá rẻ bất ngờ. Tình trạng lừa đảo tour du lịch cũng buộc nhiều doanh nghiệp chân chính tìm cách bảo vệ uy tín và quyền lợi khách hàng.

Tuyên truyền, ký cam kết với các hộ dân xã Bảo Thắng có phương tiện thủy chủ động ứng phó với hoàn lưu bão số 3

Tuyên truyền, ký cam kết với các hộ dân xã Bảo Thắng có phương tiện thủy chủ động ứng phó với hoàn lưu bão số 3

Chiều 21/7, Đội Cảnh sát giao thông đường thủy số 1, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh phối hợp với Công an xã Bảo Thắng thực hiện tuyên truyền, nhắc nhở, ký cam kết đối với 10 hộ dân có phương tiện thuỷ, sinh sống dọc ven sông, suối chủ động ứng phó, phòng ngừa đối với hoàn lưu bão số 3.

Sữa giả, TPCN kém chất lượng: Cần bịt lỗ hổng quản lý kiểm nghiệm sản phẩm

Sữa giả, TPCN kém chất lượng: Cần bịt lỗ hổng quản lý kiểm nghiệm sản phẩm

Hàng loạt vụ sữa giả, thực phẩm chức năng giả phơi bày lỗ hổng quản lý khi sản phẩm được cấp phép chỉ qua hồ sơ, doanh nghiệp tự kiểm soát, tự chịu trách nhiệm. Điều này khiến sữa bột giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe kém chất lượng dễ dàng lưu hành. Đã đến lúc cần siết chặt kiểm nghiệm sản phẩm.

fb yt zl tw