Cảnh giác website Zalo giả và thủ đoạn shipper chiếm đoạt tài sản

Các hình thức lừa đảo ngày càng trở nên tinh vi khi kẻ xấu liên tục thay đổi chiêu thức, từ việc giả mạo website Zalo như "zaloweb.me" và "zaloweb.vn" đến giả danh shipper để chiếm đoạt tài sản. Không ít người bị mắc bẫy và mất tiền từ các thủ đoạn lừa đảo trên.
Hàng triệu người bị lừa vì website Zalo giả mạo
Ngày 8/10, Bkav đã phát đi thông báo cảnh giác về chiêu trò lừa đảo mới. Đó là hiện nay, nhiều người dùng đang rơi vào bẫy của các website giả mạo Zalo như "zaloweb.me” và "zaloweb.vn”. Những trang web này được tạo ra nhằm lừa đảo và chiếm đoạt thông tin cá nhân của người sử dụng.
Theo thống kê của Bkav, mỗi ngày có hàng triệu lượt truy cập vào các địa chỉ này do người dùng tìm kiếm từ khóa "zalo web” trên công cụ tìm kiếm. Những website này đã được ngụy tạo với giao diện gần giống với trang chủ thật của Zalo, khiến người dùng rất khó để nhận ra sự khác biệt.
Khi người dùng click vào nút đăng nhập Zalo trên các trang giả mạo sẽ bị chuyển hướng đến các trang quảng cáo cá độ, nội dung không lành mạnh hoặc trang chứa virus. Đáng chú ý, để tránh bị phát hiện, hacker đôi khi còn chuyển hướng người dùng đến trang chủ thật của Zalo tại địa chỉ https://zalo.me/.
Chuyên gia của Bkav, ông Võ Duy Khánh cho biết: "Chúng tôi đã theo dõi một thời gian, có lúc kẻ xấu cài cắm virus hoặc hiển thị các nội dung không lành mạnh, có lúc chúng lại trở về địa chỉ trang chủ Zalo thật. Nhưng với nhu cầu sử dụng Zalo trên trình duyệt máy tính trong các cơ quan, công sở nên vẫn có số lượng rất lớn người dùng đang tìm kiếm "zalo web” mỗi ngày, dẫn đến truy cập nhầm trang giả mạo. Đây là mối đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia".
Theo đó, Bkav đã gửi công văn báo cáo vấn đề này cho Bộ Thông tin và Truyền thông để nhanh chóng chặn các website độc hại. Tuy nhiên, chuyên gia Bkav khuyến cáo người dân vẫn nâng cao cảnh giác, tránh truy cập vào các đường link không rõ nguồn gốc và chỉ đăng nhập Zalo qua các địa chỉ chính thức như https://zalo.me/. Những ai đã vô tình truy cập nhầm vào các website giả mạo nói trên, cần lập tức quét virus để đảm bảo an toàn an ninh mạng. 
Gia tăng lừa đảo giả danh shipper để chiếm đoạt tài sản
Ngày 8/10, chị Phan Anh (ngụ tại Quận 3, TP Hồ Chí Minh) cho biết vừa bị một người mạo danh shipper lừa đảo lấy mất 245.000 đồng. Cụ thể, vào đầu giờ sáng ngày 7/10, đối tượng lừa đảo mạo danh shipper đã gửi tin nhắn đến chị Phan Anh thông báo gửi chuyển khoản số tiền trên vào tài khoản ngân hàng MB, tên tài khoản là Nguyen Tan Hung với nội dung yêu cầu "để chốt đơn”.
Cảnh giác website Zalo giả và thủ đoạn shipper chiếm đoạt tài sản ảnh 1
Tin nhắn lừa đảo của shipper giả mạo.
Theo chị Phan Anh, do nghĩ con gái đặt mua hàng online nên cứ thế chuyển khoản. Khi chị thông báo đã chuyển tiền, đối tượng này thông báo chị gửi nhầm vào tài khoản của bảo hiểm và yêu cầu chị vào link hướng dẫn để hủy đơn. Sau đó, shipper giả mạo gửi một link Facebook. Khi nhấp vào link, thông tin trang hiện ra thông báo đăng nhập tài khoản Facebook. Lúc này, chị Phan Anh mới ý thức được mình đang bị lừa.
Không chỉ trường hợp chị Phan Anh, rất nhiều người liên tục lên mạng cảnh báo về hình thức mạo danh shipper để lừa đảo chiếm đoạt tiền. Thậm chí, có người trong một ngày nhận rất nhiều cuộc gọi giao hàng, chuyển khoản. Kẻ xấu thường lợi dụng sự chủ quan của người mua hàng trực tuyến, đặc biệt là khi khách hàng không có mặt tại nhà để nhận hàng.
Theo Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, những kẻ mạo danh shipper để lừa đảo thường nắm thông tin thông qua các buổi livestream bán hàng trên mạng xã hội để thu thập thông tin của khách hàng từ các bình luận công khai, hoặc qua các kênh mua bán thông tin khác. Sau khi có được thông tin, kẻ xấu sẽ gọi điện tới khách hàng, giả danh shipper thuộc các công ty vận chuyển và yêu cầu khách hàng chuyển khoản để nhận hàng.
Một trong những thủ đoạn phổ biến là kẻ lừa đảo yêu cầu khách hàng chuyển tiền thanh toán đơn hàng vào tài khoản cá nhân của shipper khi người nhận hàng không có mặt để thanh toán phí. Sau khi nhận được tiền, chúng tiếp tục tạo ra tình huống nhầm lẫn tài khoản hoặc yêu cầu khách hàng thực hiện các thao tác phức tạp trên các trang web giả mạo để chiếm đoạt thêm tài sản. Trong nhiều trường hợp, khách hàng bị chiếm đoạt hàng triệu đồng từ tài khoản ngân hàng mà không hay biết.
Lực lượng chức năng đã cảnh báo người dân cần cảnh giác với các cuộc gọi yêu cầu chuyển khoản trước khi nhận hàng. Nếu có bất kỳ yêu cầu bất thường nào, người dân nên kiểm tra thông tin với đơn vị bán hàng hoặc công ty vận chuyển trước khi thực hiện bất kỳ giao dịch nào. Tuyệt đối không truy cập vào các đường link hoặc trang web không rõ nguồn gốc được gửi từ người lạ.
Để bảo vệ tài sản cá nhân, người dùng cần chủ động trong việc kiểm tra thông tin đơn hàng và xác nhận tính chính xác trước khi thực hiện giao dịch. Nếu gặp phải tình huống nghi ngờ lừa đảo, người dân nên nhanh chóng báo cho cơ quan công an để được hỗ trợ kịp thời.
(Theo Báo Tin tức)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Giữ vững bình yên từ cơ sở

Giữ vững bình yên từ cơ sở

Ngay sau khi hoàn tất việc sắp xếp, kiện toàn bộ máy hành chính cấp xã theo chủ trương của Trung ương và chỉ đạo của tỉnh, lực lượng Công an các xã, phường toàn tỉnh đã khẩn trương ổn định tổ chức, không để xảy ra khoảng trống trong công tác quản lý địa bàn, đảm bảo giữ vững an ninh, trật tự.

Triệt phá băng nhóm mua bán 'bóng cười', thu lợi bất chính hơn 105 tỷ đồng

Triệt phá băng nhóm mua bán 'bóng cười', thu lợi bất chính hơn 105 tỷ đồng

Chiều 12/7, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hồ Chí Minh cho biết vừa triệt phá băng nhóm mua bán hàng cấm là khí N2O (bóng cười) do đối tượng Trần Tuấn Kiệt cầm đầu. Chỉ từ đầu năm 2025 đến nay, các đối tượng đã cung cấp cho khách sử dụng hàng ngàn bình bóng cười, với tổng số tiền lên đến 253 tỷ đồng, thu lợi bất chính hơn 105 tỷ đồng…

Bắt đối tượng tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy

Công an phường Nam Cường và xã Trạm Tấu: Bắt đối tượng tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy

Thực hiện kế hoạch tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn, Công an phường Nam Cường và Công an xã Trạm Tấu (Lào Cai) đã triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, đấu tranh hiệu quả với các loại tội phạm, đặc biệt là tội phạm về ma túy.

Đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc do quy định pháp luật

Đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc do quy định pháp luật

Chiều 11/7, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trao đổi, giải đáp, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ rà soát, cho ý kiến về kết quả rà soát, đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật để tháo gỡ khó khăn vướng mắc do quy định pháp luật. Hội nghị được tổ trực tiếp kết hợp với trực tuyến với 35 điểm cầu. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú chủ trì Hội nghị.

Triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán xe máy điện giả nhãn hiệu liên tỉnh

Triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán xe máy điện giả nhãn hiệu liên tỉnh

Ngày 11/7, Công an thành phố Hà Nội cho biết, Đội 6, Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an thành phố vừa triệt phá một đường dây sản xuất, buôn bán xe máy điện giả, kém chất lượng, hoạt động với quy mô lớn, phương thức thủ đoạn tinh vi, có tính chất liên tỉnh. Cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự về hành vi Sản xuất, buôn bán hàng giả là xe máy điện, quy định tại Điều 192 Bộ luật Hình sự, đồng thời khởi tố 3 bị can có liên quan để phục vụ công tác điều tra.

Hàng loạt KOL bị bắt vì trốn thuế: Hồi chuông cảnh tỉnh cộng đồng kinh doanh online

Hàng loạt KOL bị bắt vì trốn thuế: Hồi chuông cảnh tỉnh cộng đồng kinh doanh online

Việc nhiều KOL, TikToker bị bắt vì trốn thuế 'khủng' thời gian gần đây là hồi chuông cảnh tỉnh cho cộng đồng kinh doanh online. Theo chuyên gia, trong trường hợp có dấu hiệu gian lận thuế, cơ quan thuế có quyền mở rộng kiểm tra và truy thu đối với tất cả các tài khoản liên quan đến kinh doanh.

fb yt zl tw