Toà án nhân dân huyện Văn Chấn: Xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật

YBĐT - Toà án nhân dân huyện Văn Chấn (Yên Bái) luôn chủ động trang bị kiến thức cho đội ngũ thẩm phán, thư ký và hội thẩm nhân dân nâng cao chất lượng nghiệp vụ, tạo những chuyển biến mới trong công tác giải quyết các loại án. Chủ động phối kết hợp với Công an huyện và Viện Kiểm sát xây dựng các phiên toà mẫu xác định các vụ án điểm đưa ra xét xử lưu động ở các địa bàn phức tạp về TTXH

Toà án nhân dân huyện Văn Chấn là đơn vị có số vụ việc giải quyết rất lớn, tổng số án thụ lý trung bình hàng năm từ 170 đến trên 200 vụ việc. Với khối lượng công việc như vậy, những năm qua, Toà án nhân dân huyện luôn chủ động trang bị kiến thức cho đội ngũ thẩm phán, thư ký và hội thẩm nhân dân nâng cao chất lượng nghiệp vụ, tạo những chuyển biến mới trong công tác giải quyết các loại án. Chủ động phối kết hợp với Công an huyện và Viện Kiểm sát xây dựng các phiên toà mẫu xác định các vụ án điểm đưa ra xét xử lưu động ở các địa bàn phức tạp về TTXH, nhằm tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trong  quần chúng nhân dân.

Đồng chí Hoàng Thị Hoà- Chánh án Toà án nhân dân huyện cho biết: "Văn Chấn là đơn vị có  khối lượng công việc chỉ đứng sau Toà án nhân dân thành phố, địa  bàn huyện  rộng với 31 xã, thị trấn. Trong khi đó, đơn vị chỉ có 11 cán bộ, có 9 đồng chí đại học Luật, 2 đồng chí khác đang theo học đại học luật tại chức. Tháng 11 năm 2007, Toà được nâng thẩm quyền xét xử, đây là những thuận lợi, song cũng là yêu cầu thách thức đối với đơn vị, từ việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, bên cạnh đó sự tổ chức, phối hợp quản lý điều hành giữa Toà án và Đoàn Hội thẩm nhân dân huyện để thực hiện tốt chức năng xét xử..."

Hiện nay, địa bàn huyện Văn Chấn, theo Nghị quyết liên tịch số 05 của Toà án nhân dân tối cao - Bộ nội vụ, Ban thường vụ Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam ra ngày 5/12/2005 về việc ban hành Quy chế về tổ chức hoạt động của Hội thẩm Toà án nhân dân, có ghi:" HĐND, UBND địa phương có trách nhiệm tạo điều kiện hỗ trợ phương tiện làm việc, kinh phí cho các hoạt động của Hội thẩm và đoàn Hội thẩm theo đề nghị của Chánh án Toà án nhân dân cùng cấp", Vấn đề trên đã kiến nghị nhiều lần nhưng đến nay, Đoàn Hội thẩm vẫn không được hỗ trợ kinh phí để hoạt động, điều này cũng ảnh hưởng đến công tác xét xử mỗi phiên toà.

Về kinh nghiệm xét xử án hình sự, thì ngay từ đầu mỗi vụ án phải phân loại các bị cáo để áp dụng hình phạt đảm bảo đúng quy định của pháp luật, đối với kẻ phạm tội là kẻ cầm đầu, ngoan cố, tái phạm hoặc bỏ trốn sau khi phạm tội, Toà áp dụng hình phạt nghiêm khắc hơn so với người phạm tội lần đầu. Đối tượng thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, đầu thú, tự thú, tự nguyện bồi thường để khắc phục hậu quả sẽ được hưởng sự khoan hồng hơn của pháp luật. Về  án hôn nhân gia đình, chú trọng khâu hoà giải, phương án giải quyết có lý, có tình, đúng đạo lý, do vậy số vụ việc hoà giải thành luôn đạt tỷ lệ rất cao...

 Năm 2007, Toà thụ lý 189 vụ việc, đã giải quyết 185 vụ việc, đạt chỉ tiêu 97,9%. Trong đó, án hình sự thụ lý 28 vụ với 43 bị cáo, đạt 100%. Nhóm tội đã xét xử gồm: tội phạm liên quan đến chất ma tuý 12 vụ với 17 bị cáo; tội trộm cắp tài sản 8 vụ với 11 bị cáo; cố ý gây thương tích 3 vụ bằng 3 bị cáo; tội khác 3 vụ với 7 bị cáo. Toà đã áp dụng hình phạt tù với 31 bị cáo, với mức phạt cao nhất 6 năm 6 tháng tù giam; thấp nhất là 6 tháng tù. Án hôn nhân gia đình, thụ lý 126 vụ, đã giải quyết 125 vụ đạt 99,2%.

Án tranh chấp dân sự, Toà thụ lý 34 vụ việc, đã giải quyết 31 vụ  đạt tỷ lệ 91,2%. Qua đánh giá về giải quyết án tranh chấp dân sự  thì hiện nay, sự hiểu biết pháp luật dân sự ở một số đông bộ phận dân cư còn nhiều hạn chế, khi giao kết hợp đồng, khi vay, khi nợ... chưa tuân thủ các quy định của Luật Dân sự dẫn đến tranh chấp, nhiều vụ việc phức tạp về thu thập chứng cứ, thẩm định tài sản...

Hiện nay, Toà án nhân dân huyện Văn Chấn vẫn đang gặp phải một số khó khăn như: kinh phí phục vụ cho xét xử án tranh chấp dân sự rất hạn hẹp bởi giải quyết loại án nay phải mất rất nhiều thời gian, công tác xét xử các vụ án lưu động cũng gặp không ít khó khăn, phải thuê phương tiện chở vành móng ngựa, tăng âm loa đài trung bình phải chi phí mất từ 2,5 triệu đồng/vụ. Mặt khác, việc tăng thẩm quyền, Toà án cần có thêm 5 cán bộ cả thẩm phán và thư ký mới đáp ứng được nhiệm vụ.

Bước sang năm 2008, tập thể cán bộ Toà án nhân dân huyện Văn Chấn, phấn đấu đẩy nhanh tốc độ giải quyết các vụ án, nâng cao chất lượng xét xử, đặc biệt là các vụ án tăng thẩm quyền, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện.

Thái Hưng

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khu vực xảy ra sạt lở

Bắc Hà: Sạt lở lớn gây ách tắc giao thông

Chiều 17/7, tại khu vực Km 26+760 đường tỉnh 159 từ trung tâm xã Bản Phố cũ đi trung tâm xã Hoàng Thu Phố cũ (cầu Hoàng Thu Phố, địa phận xã Hoàng Thu Phố cũ nay là xã Bắc Hà) xảy ra vụ sạt lở ta luy dương với khối lượng đất đá khoảng 5.000 m3 gây ách tắc giao thông trên địa bàn.

Khám phá hệ thống camera AI tự động phát hiện vi phạm giao thông, hành vi gây rối và đối tượng truy nã

Khám phá hệ thống camera AI tự động phát hiện vi phạm giao thông, hành vi gây rối và đối tượng truy nã

Hệ thống "mắt thần" tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo AI của Trung tâm thông tin chỉ huy Cục CSGT có thể nhận diện được khoảng 20 hành vi vi phạm giao thông, có thể vẽ lại hành trình của một chiếc xe tình nghi gây tai nạn một cách nhanh chóng. Đặc biệt, hệ thống này nhận diện và cảnh báo cả các hành vi gây rối, khuôn mặt đối tượng truy nã. 

Kịp thời ngăn chặn vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng

Kịp thời ngăn chặn vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng

Một người đàn ông ở Ninh Bình đã suýt chuyển 520 triệu đồng cho đối tượng lừa đảo qua điện thoại với kịch bản giả danh “cán bộ Cục An ninh mạng” yêu cầu nộp tiền khắc phục hậu quả. Nhờ sự cảnh giác của con gái và sự vào cuộc kịp thời của Công an xã Gia Viễn, vụ lừa đảo đã được ngăn chặn, bảo vệ an toàn tài sản cho người dân.

fb yt zl tw