World Cup 2010: “Điểm hẹn” cho những cuộc chia ly

  • Cập nhật: Thứ hai, 5/7/2010 | 2:07:02 PM

Phía sau nhịp lăn sôi động của trái bóng Jabulani, World Cup 2010 đã trở thành điểm kết thúc của một loạt HLV trong vai trò “thuyền trưởng” ĐTQG. Không hẹn mà gặp, những Dunga, Lippi, Domenech, Rehhagel, Okada, Huh-Jung Moo… đều nói lời chia tay theo các cách khác nhau.

Carlos Alberto Parreira - Nam Phi (10/2009 - 6/2010) - Dù giành chiến thắng trước Pháp ở lượt đấu cuối cùng nhưng Nam Phi vẫn phải tức tưởi nhường suất đi tiếp cho Mexico do kém về chỉ số phụ. Nam Phi trở thành đội chủ nhà đầu tiên trong lịch sử World Cup không vượt qua được vòng bảng và sứ mệnh của Carlos Alberto Parreira cũng chấm dứt.


Carlos Dunga - Brazil (7/2006 - 6/2010): Dẫn dắt một đội bóng luôn chịu sức ép phải vô địch mọi giải đấu như Brazil, Dunga hiểu rõ việc Selecao phải dừng chân tại tứ kết quả là nỗi thất vọng vô cùng lớn với các CĐV xứ sở Samba. Bởi vậy, quyết định sa thải Dunga của LĐBĐ Brazil không khiến nhiều người, và cả nhà cầm quân trẻ tuổi này ngạc nhiên.

Sven Goran Eriksson- Bờ Biển Ngà (3/2010 - 6/2010): Được kỳ vọng sẽ giúp "những chú voi" tiến sâu vào giải nhưng HLV người Thụy Điển đã thất bại trong sứ mệnh của mình khi Bờ Biển Ngà lần thứ hai liên tiếp phải dừng bước tại vòng bảng.

Huh-Jung Moo- Hàn Quốc: (12/2007 - 6/2010): Tương tự Nhật Bản, dù phải dừng bước tại vòng knock out nhưng Hàn Quốc đã gây ấn tượng mạnh ở World Cup 2010 với những màn trình diễn đáng khen ngợi. Dù vậy, HLV Huh- Jung Moo gây bất ngờ khi rời khỏi cương vị "thuyền trưởng" của đội bóng xứ kim chi.

Marcello Lippi- Italia: (6/2008 - 6/2010): Cuộc tái ngộ của "gã đầu bạc" với Azzurri đã không mang đến một kết cục có hậu khi nhà VĐTG thi đấu bết bát ở vòng bảng, không giành nổi một chiến thắng và phải ngậm ngùi xách vali về nước sớm với vị trí bét bảng.

Takeshi Okada- Nhật Bản (12/2007 - 6/2010): Đội bóng xứ Mặt trời mọc đã có giải đấu thành công khi chơi rất ấn tượng tại vòng bảng với những chiến thắng thuyết phục trước Cameroon và Đan Mạch. Dù Nhật Bản, cùng với Hàn Quốc, trở thành một trong hai lá cờ đầu của châu Á tại World Cup lần này nhưng Okada vẫn quyết định ra đi.


Otto Rehhagel - Hy Lạp (2001 - 2010): Không còn thấy bóng dáng của nhà cựu vô địch châu Âu 2004, Hy Lạp chỉ có trận thắng danh dự trước Nigeria và buộc phải về nước ngay sau vòng bảng, còn "Vua Otto" cũng chấm dứt thời gian 9 năm dẫn dắt đội bóng xứ sở các vị thần.

Paul Le Guen- Cameroon (7/2009 - 6/2010): Nhà cầm quân người Pháp được kỳ vọng sẽ giúp "Sư tử bất khuất" tái lập thành tích lọt vào tứ kết như tại Italia 1990. Tuy nhiên, những gì mà Cameroon thể hiện tại Nam Phi chỉ gói gọn trong hai chữ "thất vọng" khi đoàn quân của Paul Le Guen để thua cả 3 trận vòng bảng. 


Pim Verbeek - Australia (12/2007 - 6/2010): Đội bóng xứ sở chuột túi khởi đầu World Cup 2010 không thể tệ hơn khi đại bại 0-4 trước Đức. Chính thất bại nặng nề này khiến Australia phải trả giá cho dù họ giành được 4 điểm ở hai trận đấu sau đó nhưng vẫn đành phải nhường chiếc vé vào vòng sau cho Ghana do kém về hiệu số bàn thắng thua. 

Raymond Domenech- Pháp: (7/2004 - 6/2010): Trên thực tế, số phận của Domenech đã được quyết định từ trước khi Pháp bắt đầu chiến dịch World Cup của mình. Tuy nhiên, điều làm các CĐV đội bóng áo Lam thất vọng là nhà Á quân thế giới lại trình diễn bộ mặt tệ hại cả trong lẫn ngoài sân cỏ đến vậy.
 
(Theo Dân trí)

Các tin khác

Dù bại trận thảm hại trước Đức và phải nói lời chia tay World Cup 2010 ngay tại tứ kết nhưng vẫn có hàng nghìn CĐV túc trực để chào mừng tuyển Argentina trở về! >>> Maradona tan nát cõi lòng

Dunga đã chính thức mất việc.

Chỉ 3 ngày sau khi Brazil phải dừng bước ở tứ kết World Cup 2010, HLV Carlos Dunga đã phải nhận "án phạt" nặng nhất khi ông chính thức bị Liên đoàn bóng đá Brazil (CBS) sa thải.

Tuyển Đức đang thể hiện hình ảnh đáng sợ của lối chơi đồng đội rất nhịp nhàng.

Đến thời điểm hiện tại, Đức là đội chơi thuyết phục nhất với hình ảnh "cỗ xe tăng" băng băng tiến lên phía trước, cuốn phăng mọi vật cản, dù là Anh hay Argentina. Đó là một bất ngờ với giới chuyên môn, bởi thầy trò Joachim Loew không hề được đánh giá cao khi bước tới World Cup lần này.

Thủ tướng Hàn Quốc Chung Un Chan (phải).

Truyền thông Hàn Quốc đưa tin thủ tướng nước này sẽ từ chức ngày 4-7 do dự án hàng tỉ USD nhằm phát triển một thành phố mới bị quốc hội bác bỏ hồi đầu tuần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục