Tay vợt Nguyễn Tiến Minh: Có lúc tôi đau đầu tính chuyện chi tiêu

Để đứng vững trong tốp 10 thế giới cùng số tiền tài trợ khoảng 90 triệu đồng/tháng, Tiến Minh cho biết anh chịu rất nhiều sức ép từ chuyện thi đấu đến việc phải đau đầu tính toán chi tiêu.

- Hiện nay ngoài 50 triệu đồng/tháng tài trợ từ Công ty Becamex IDC (nếu nằm trong tốp 10 thế giới), anh còn có hợp đồng với Công ty Victor 2.000 USD/tháng. Anh có hài lòng với điều này?

- Dĩ nhiên tôi vui khi có được nhiều tiền bằng công sức của mình. Nhưng để có được điều đó, hiện tôi đang bị một áp lực rất lớn từ tinh thần đến cả chuyện phải bỏ tiền dự các giải đấu trong hệ thống Super Series nhằm đảm bảo có mặt trong tốp 10 thế giới. Chẳng hạn, từ đầu năm đến nay tôi đã tham dự hai giải đấu ở Malaysia và Giải toàn Anh với chi phí khoảng 3.000 USD/giải. Tháng 4 tới đây, tôi tiếp tục tham dự Giải Úc Grand Prix Gold với tư cách đương kim vô địch.

- Chi tiêu của anh ở các giải đấu thế nào?

- Thử làm một thống kê thế này: vào tứ kết Giải toàn Anh vừa qua tôi nhận 2.100 USD. Sau khi trừ thuế, tiền thưởng này chỉ đủ cho tôi mua vé máy bay khứ hồi. Vì vậy, tôi rất dè sẻn trong chi tiêu. Chẳng hạn khi thuê phòng, tôi chỉ thuê loại rẻ nhất và phải gần nơi thi đấu để đảm bảo sức khỏe. Việc tiết kiệm chi phí khiến tôi gặp không ít khó khăn trong tập luyện và mỗi khi khởi động trước trận đấu.

Cụ thể dù là tay vợt hạt giống của giải nhưng để có người tập với mình, tôi phải lân la hết sân này đến sân khác xin “tập ké”. Ở Giải toàn Anh vừa qua, sau khi năn nỉ muốn “gãy lưỡi” ở trận đầu tôi được VĐV Ấn Độ làm “quân xanh”. Sang trận thứ hai tôi được một VĐV Indonesia giúp và đến trận thứ ba chuẩn bị vào tứ kết gặp Lin Dan, thấy thương cho tôi nên hai tay vợt nữ người Đài Loan đã tập chung.

- Ở Giải Úc Grand Prix Gold vào đầu tháng 4 tới, anh đã chuẩn bị thế nào để bảo vệ danh hiệu vô địch của mình?

- Ở giải này tôi được chọn làm hạt giống số 2. Hiện nay, nỗi lo lớn nhất của tôi là không có người hỗ trợ tập luyện cũng như không có người chăm sóc hồi phục thể lực - điều sẽ dẫn đến việc không đảm bảo thể lực thi đấu.

- Có ý kiến cho rằng đã đến lúc anh cần phải có người quản lý để đứng ra lo liệu những vấn đề khác nhằm giúp anh toàn tâm toàn ý đầu tư cho chuyên môn?

- Nếu được như vậy thì quá hay nhưng trong điều kiện hiện nay, chuyện có được một đội ngũ từ người quản lý, HLV chuyên môn, HLV thể lực... như các tay vợt khác trên thế giới với tôi chỉ là một giấc mơ.

(Theo TTO)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thể thao thành tích cao Lào Cai ổn định lực lượng, sẵn sàng chinh phục các giải đấu lớn

Thể thao thành tích cao Lào Cai ổn định lực lượng, sẵn sàng chinh phục các giải đấu lớn

Sau sáp nhập hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái thành tỉnh Lào Cai mới, thể thao thành tích cao Lào Cai đã có sự điều chỉnh mạnh mẽ về cơ cấu tổ chức, lực lượng vận động viên và chiến lược huấn luyện, hướng tới mục tiêu nâng tầm vị thế trên đấu trường quốc gia và khu vực.

Tuyển Việt Nam tụt hạng FIFA, bị Indonesia áp sát

Tuyển Việt Nam tụt hạng FIFA, bị Indonesia áp sát

Bảng xếp hạng FIFA tháng 7-2025 vừa được công bố chứng kiến nhiều biến động đáng chú ý tại khu vực Đông Nam Á, trong đó đáng kể nhất là việc tuyển Việt Nam tụt 4 bậc, còn Indonesia tiếp tục bám sát với phong độ ấn tượng.

Trên 3.000 vận động viên tranh tài tại Liên hoan Khiêu vũ thể thao Việt Nam 2025

Trên 3.000 vận động viên tranh tài tại Liên hoan Khiêu vũ thể thao Việt Nam 2025

Tối 10/7, Liên đoàn Thể dục Việt Nam phối hợp cùng Trung tâm đào tạo Nghệ thuật KTA - King The Art tổ chức Liên hoan Khiêu vũ thể thao Việt Nam 2025 - Vietnam Dancesport Festival 2025 tại nhà thi đấu Quân khu 7 (Thành phố Hồ Chí Minh). Giải quy tụ trên 3.000 vận động viên đến từ 37 quốc gia, vùng lãnh thổ.

fb yt zl tw