Gìn giữ nét đẹp văn hóa mùa lễ Vu lan báo hiếu

Theo truyền thống Phật giáo Việt Nam, rằm tháng Bảy Âm lịch hàng năm là một trong những ngày lễ quan trọng của Phật giáo, với ý nghĩa là ngày lễ Vu lan báo hiếu cha mẹ, thể hiện nét văn hóa đạo đức hiếu hạnh của đạo Phật, một trong “Tứ trọng ân” mà mỗi người con đều không thể nguôi quên.

Lễ Vu Lan xuất phát từ sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ (quỷ đói). Vu Lan trở thành ngày lễ hàng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ và tổ tiên nói chung, nhắc nhở mỗi người biết trân trọng những gì mình đang có, nhắc nhở bổn phận làm con phải luôn nhớ đến công ơn sinh dưỡng của cha mẹ mà làm những việc hiếu nghĩa để thể hiện tình cảm, lòng biết ơn.

Mỗi mùa Vu Lan đến, nhiều nơi lại tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho đồng bào nghèo, trẻ em mồ côi, người già neo đơn… Những việc làm ấy cũng xuất phát từ ý nghĩa đền đáp công ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, thể hiện nét đẹp truyền thống văn hóa đạo đức của dân tộc.

Đại đức Thích Thanh Tuấn, Ủy viên Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết: lễ Vu Lan là dịp để con cái báo đáp công ơn cha mẹ sinh thành ra mình, từ đời này sang đời khác và để đáp đền công ơn đó, con cái phải tích đức tu nhân, giúp đỡ người nghèo, làm những điều thiện, cầu siêu cho tiên tổ được siêu đăng Phật quốc.

Theo tín ngưỡng truyền thống, rằm tháng Bảy Âm lịch còn gọi là ngày "xá tội vong nhân." Người con muốn cha mẹ, cửu huyền thất tổ được xá tội, được giảm ác nghiệp phải chăm làm việc thiện, hồi hướng công đức cho cha mẹ sớm về nơi an lành.

Tuy nhiên, cùng với những nét đẹp văn hóa đó, ngày lễ Vu Lan đang bị yếu tố mê tín dị đoan, phi Phật giáo ảnh hưởng rất nhiều, đó là tục đốt vàng mã. Dịp này, nhà nhà lại sắm sửa lễ vật, vàng mã để cúng chúng sinh , nhà ít cũng đốt vài bộ quần áo, mấy xấp tiền vàng cho “người cõi âm” hết vài trăm ngàn, nhà nhiều, đốt cả ôtô, xe máy, nhà lầu, tốn đến tiền triệu.

Ai cũng biết đốt vàng mã là tốn tiền của, là khói bụi, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, nhiều ngôi chùa đã đặt biển cấm đốt vàng mã trong chùa, song dường như ít ai nhận ra rằng đó là một sự lãng phí lớn và tục đốt vàng mã vẫn diễn ra phổ biến.

Hòa thượng Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định: Trong Phật giáo không có tục lệ đốt vàng mã. Theo quan điểm của Phật giáo, chỉ dùng cái tâm, tâm niệm để tưởng nhớ, noi gương các bậc tiền bối, các bậc thần thánh để từ đó làm tốt trong đời sống của mình, không cần phô trương, hình thức, đó mới là điều cốt lõi. Đốt vàng mã nhiều như hiện nay là rất lãng phí.

Theo Đại đức Thích Thanh Tuấn, muốn cho cửu huyền thất tổ, cha mẹ nhiều đời, nhiều kiếp được siêu thoát, cần tích đức tu nhân, giúp người nghèo khó, lấy câu kinh, câu kệ để cầu cho các linh hồn được siêu thoát, không nên làm những điều phi lý như đốt vàng mã. Không phải đốt đồ mã xong là đã "xá tội vong nhân."

Đốt vàng mã không những vừa hao tài tốn của, không giải quyết được việc gì mà còn làm ảnh hưởng đến môi trường; tiền vàng, quần áo đốt xong, than tro trở lại với người trần, người âm không được hưởng. Tích đức tu nhân, làm việc thiện là cách báo hiếu, cách để "xá tội vong nhân" tốt nhất.

(Theo TTXVN)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hành trình rạng rỡ Hoa hậu Việt Nam 2024

Hành trình rạng rỡ Hoa hậu Việt Nam 2024

Từ sân khấu nổi lần đầu tiên trên sông Hương, chuỗi truyền hình thực tế đầu tiên, đến loạt danh hiệu đại sứ mới, Hoa hậu Việt Nam 2024 đã tạo nên một hành trình đậm tính thời đại. Bên cạnh mục tiêu tôn vinh nhan sắc, cuộc thi còn góp phần định nghĩa lại vai trò của hoa hậu trong xã hội hôm nay.

Lễ Tủ Cải của người Dao đầu bằng ở Tam Đường: Dấu mốc trưởng thành và bản sắc văn hóa

Lễ Tủ Cải của người Dao đầu bằng ở Tam Đường: Dấu mốc trưởng thành và bản sắc văn hóa

Trong đời sống cộng đồng người Dao đầu bằng tại Tam Đường, tỉnh Lai Châu, lễ Tủ Cải là nghi lễ đánh dấu bước trưởng thành của người con trai. Người Dao nơi đây quan niệm rằng, để được cộng đồng công nhận và sau này khi mất đi có thể trở về với tổ tiên, mỗi người con trai nhất định phải trải qua nghi lễ này.

Việt Nam ngày càng hút các đoàn làm phim ngoại

Việt Nam ngày càng hút các đoàn làm phim ngoại

Đà Nẵng - thành phố biển sôi động của miền Trung; Ninh Bình - vùng đất sở hữu nhiều di sản văn hóa và thiên nhiên tươi đẹp hay Phú Yên nơi “Hoa vàng trên cỏ xanh”… đang ngày càng khẳng định sức hút đặc biệt đối với các đoàn làm phim trong và ngoài nước.

Thanh niên bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Thanh niên bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Nguyễn Tường Lâm nhấn mạnh, thanh niên chính là cầu nối đưa văn hóa truyền thống vào đời sống hiện đại, đồng thời là lực lượng góp phần lan tỏa bản sắc Việt Nam ra thế giới.

Hạnh phúc của gia đình nhiều thế hệ

Ngày Gia đình Việt Nam (28/6): Hạnh phúc của gia đình nhiều thế hệ

Giữa nhịp sống hiện đại, việc nhiều thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà không còn phổ biến như trước. Tuy nhiên, vẫn có những gia đình lựa chọn giữ gìn nếp sống truyền thống ấy, không chỉ vì thuận tiện trong sinh hoạt mà còn bởi giá trị tinh thần to lớn và vì sự yêu thương, sẻ chia, gắn bó giữa các thế hệ.

Hà Trúc Linh trở thành tân Hoa hậu Việt Nam 2024

Hà Trúc Linh trở thành tân Hoa hậu Việt Nam 2024

Trong đêm chung kết cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024 diễn ra tại thành phố Huế, cô gái Phú Yên Hà Trúc Linh đã chính thức đăng quang ngôi vị Hoa hậu Việt Nam 2024, kế nhiệm ngôi vị đầy vinh quang và thành công của Hoa hậu Huỳnh Thị Thanh Thủy.

fb yt zl tw