Nhà thờ hút khách du lịch nhờ... bức tranh "thảm họa"

Bức tranh từ thế kỷ 19 của họa sĩ Elias Garcia Martinez đã được giao cho Cecilia Gimenez phục chế hồi năm ngoái. Tuy nhiên nó đã trở thành một thảm họa.

Họa sĩ Cecilia Gimenez đã không thể ngờ rằng nỗ lực phục chế thất bại một bức tranh từ thế kỷ 19 trên tường nhà thờ địa phương lại khiến nơi đây trở nên thu hút đến vậy. Bức tranh "Ecce Homo" (Hãy mục kích Người) đã được đặt lại tên thành "Ecce Mono" (Hãy mục kích chú khỉ) sau khi những nỗ lực của họa sĩ người Tây Ban Nha này đã làm bức tranh biến dạng hoàn toàn, và thu hút sự chê bai, nhạo báng từ khắp thế giới.

Tuy nhiên điều này cũng không hẳn là tiêu cực khi biến nhà thờ nơi đang sở hữu bức tranh trở thành một điểm thu hút khách du lịch và thu về nguồn tài chính cho cộng đồng địa phương. Từ khi bức tranh lỗi này được đưa lên bản tin từ hơn một năm trước, nhà thờ đã thu hút được hơn 40 nghìn lượt khách tới thăm và thu về 43 nghìn Euro (khoảng hơn 1 tỷ đồng) cho các công việc từ thiện. Tác giả của bức tranh phục chế hỏng - bà Gimenez (81 tuổi) và hội đồng địa phương sẽ cùng nhau chia sẻ các khoản lợi nhuận từ các món hàng lưu niệm có bức tranh này. Ngoài ra, bà cũng đang chuẩn bị đưa ra trưng bày các tác phẩm nghệ thuật khác.

Bức tranh sau khi được phục chế đã thay đổi hẳn so với phiên bản gốc (bên trái)

Bức tranh sau khi được phục chế đã thay đổi hẳn so với phiên bản gốc (bên trái)
Từ khi bức tranh trên tường nhà thờ Santuario de Misericordia bị phục chế hỏng được biết đến. Rất nhiều du khách tò mò đã đổ về đây.

Bức tranh này ban đầu được vẽ bởi Elias Garcia Martinez ở nhà thờ Santuario de Misericordia phía đông bắc Borja thuộc tỉnh Zaragoza, Tây Ban Nha, mô tả hình Chúa Jesus với vương miện bằng gai. Nhưng việc phục chế của bà Gimenez đã làm nó không còn như ban đầu, với những đường cọ đã loại bỏ hoàn toàn những chi tiết quan trọng của bức tranh.

Bà Gimenez bị chỉ trích nặng nề bởi những người yêu nghệ thuật vào tháng 8 năm ngoái. Bà từng cho biết: "Bất cứ ai vào nhà thờ cũng thấy việc tôi đang vẽ tranh. Tôi không làm gì bí mật, các cha xứ cũng biết chuyện đó. Làm sao tôi có thể làm những việc này mà lại không được phép?"

Thiệt hại này được phát hiện vì cháu gái của bà quyết định tặng một bản sao cho trung tâm Centro de Etstudio Borjanos, nơi lưu trữ các tác phẩm nghệ thuật về tôn giáo ở địa phương. Các nhân viên sau đó đã kiểm tra bức "Ecco Homo" ở nhà thờ gần Zaragoza và phát hiện rằng nó đã bị biến đổi rất nhiều. Các quan chức cho biết bức tranh này không còn khả năng phục chế để về trạng thái ban đầu.

(Theo Dân Trí)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Ngày 13/7, tại Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương, thuộc Di tích lịch sử quốc gia Thành Tân Sở ở xã Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, Ủy ban nhân dân xã Cam Lộ tổ chức Lễ kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương 13/7 (1885-2025), mở đầu cho phong trào Cần vương chống thực dân Pháp.

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

Theo thông tin từ Cục Di sản văn hóa, chiều 12/7 (giờ Paris), tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO), Giáo sư Nikolay Nenov (Bulgaria), Chủ tịch Kỳ họp đã chính thức gõ búa ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới.

Cung đàn tròn người Pa Dí

Cung đàn tròn người Pa Dí

“Mường Khương xanh rất xanh…/Biên giới ơi yêu lắm một cung đàn/Một cung đàn tròn dân tôi người pa dí/Một cung đàn tròn như ánh trăng rằm/Một cung đàn tròn như mặt trời nắng mai rực rỡ”… đó là những câu thơ trong bài thơ “Đất nước tôi xanh một cung đàn tròn” của nhà thơ Pờ Sảo Mìn.

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam và Nhà hát Tuồng Việt Nam hợp nhất thành Nhà hát Sân khấu truyền thống quốc gia Việt Nam, hoàn thành trước ngày 1/8. Lãnh đạo các nhà hát khẳng định điều này giúp bộ máy quản lý trở nên tinh, gọn, mạnh, mở ra cơ hội mới cho sân khấu truyền thống. 

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhà hát Kịch Việt Nam đồng thời khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Cafe bánh mì”, hướng tới kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2/9. Đặc biệt vở nhạc kịch "Cafe bánh mì" đánh dấu sự hợp tác của Nhà hát Kịch Việt Nam và ê-kíp sáng tạo đến từ Hàn Quốc. 

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Ngày 9/7, tại Hà Nội, Nhà hát Kịch Việt Nam khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Café bánh mì” có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ Hàn Quốc. Đây là hai tác phẩm đặc biệt được dàn dựng và công diễn nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 – 19/8/2025) và Quốc khánh 2/9.

fb yt zl tw