Những ý tưởng táo bạo cho Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục

Tạo hình lại tòa nhà Hàm Cá Mập, biến khu vực Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục thành một sân khấu lớn của gỗ, đá, nước và ánh sáng… Đó là ý tưởng của đồ án kiến trúc giành giải nhất cuộc thi Khôi phục Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục và phố Hàng Đào, khu phố cổ Hà Nội.

Những ý tưởng độc đáo

Khởi động từ tháng 6-2013, cuộc thi mang tên Ý tưởng Kiến trúc "Historical Hanoi 2013”: Khôi phục Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục và Phố Hàng Đào, khu phố cổ Hà Nội, do Đại sứ quán Italia phối hợp với TP Hà Nội, Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Hội Kiến trúc Genova thực hiện đã thu hút các đồ án thiết kế của 52 kiến trúc sư của cả Italia và Việt Nam.

Nhận xét về các đồ án dự thi, ông Nguyễn Quốc Thông, Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam, thành viên Ban giám khảo, cho biết: “Hội đồng chấm thi đã rất vất vả, khó khăn để lựa chọn được các đồ án nổi bật để trao giải, bởi các đồ án đều có ý tưởng thú vị và có chất lượng cao. 10 đồ án tốt nhất, độc đáo nhất đã được lựa chọn để từ đó tiếp tục chọn ba đồ án trao các giải Nhất, Nhì, Ba”.

Khu vực Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục trong ý tưởng của thiết kế đoạt giải 1.

Khu vực Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục trong thiết kế của nhóm giành giải 1.

Theo ông Nguyễn Quốc Thông, các đồ án dự thi lần này chủ yếu theo ba xu hướng chính: phần lớn theo hướng hiện đại, thể hiện tính chất độc đáo của đề xuất, một số theo xu hướng “môi trường xanh”, thể hiện tính lành mạnh, còn lại một số đồ án theo hướng “phục cổ”, thể hiện tính vị truyền thống.

Những ý tưởng táo bạo cho Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục ảnh 2

Ánh sáng, nước và cây xanh tạo cảnh quan cho Quảng trường.


Nổi bật nhất trong số các đồ án dự thi là tác phẩm của Masimo Alvisi (Alvisi and Kirimoto) và Nguyễn Đình Thanh (Hanoi Urban Architect Consulting JSC – UAC, Center 5). Theo đồ án, Quảng trường được xây dựng bằng các thanh gỗ ghép trên bề mặt đá phẳng mang hình phố cổ, chạy giữa là dải 36 đèn phun nước tạo ánh sáng huyền ảo vào buổi tối. Hàng cây cao và các bồn hoa ôm lấy một cạnh của Quảng trường, được ông Nguyễn Quốc Thông đánh giá là làm cho Quảng trường trở nên xinh xắn và gần với hồ Gươm hơn. Đây là đồ án theo xu hướng hiện đại, sử dụng nước, ánh sáng, màu sắc, bề mặt gỗ và đá tạo nên mộ hình ảnh phố cổ.

Những ý tưởng táo bạo cho Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục ảnh 3

"Công viên Lục Thủy" của nhóm giành giải nhì.

Giành giải Nhì, đồ án của các KTS Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn Việt Nam và Group 8 (Vũ Đình Thành, Nguyễn Xuân Anh, Hoàng Tấn Trúc, Hà Thị Bích Đào, Phạm Minh Đức, Vũ Thành Công, Gregore Du Pasquier, Manuela De Dagopian, Simon Pelletier, Đỗ Quốc Hoàn, Đào Lê Hồng Mỹ) lại hướng tới môi trường xanh. Với tên gọi “Công viên Lục Thủy”, hay “Quảng trường Lục Thủy”, toàn bộ khu vực Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục được phủ bởi một màu xanh. Anh Vũ Đình Thành, đại diện cho nhóm làm việc cho biết, thiết kế của nhóm giữ lại những giá trị truyền thống, kết hợp với môi trường, đặt những khu vực trưng bày về văn hóa…

Những ý tưởng táo bạo cho Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục ảnh 4

Phần khung sắt bao quanh khu vực Hàng Đào.

Đồ án giành giải ba thuộc về Andrea Avello, Dott Matteo Zambon (Italia) và Phạm Xuân Nghĩa, Nguyễn Trần Linh (Architects and Urban design) cũng theo xu hướng hiện đại, được KTS Nguyễn Quốc Thông đánh giá là hiện đại, độc đáo và có nhiều đề xuất thông minh. Đồ án này đưa một bộ khung thép chạy dọc phố Hàng Đào, theo bộ khung quen thuộc của khu phố cổ, vừa cho phép các loại hình kiến trúc cổ tồn tại và phát triển trong đa dạng của mình, lại tạo điều kiện đưa những ý tưởng sáng tạo mới vào đường phố.

Những ý tưởng táo bạo cho Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục ảnh 5

Tòa nhà Hàm Cá Mập được thay thế bằng tháp nghiêng.

Còn đối với khu vực Quảng trường, đồ án đưa ra ý tưởng xây dựng một tháp nghiêng bằng kính và thép, thay thế hoàn toàn cho tòa nhà Hàm Cá Mập hiện nay.

Ý nghĩa đối với khu phố cổ

Việc chỉnh trang, cải tạo lại khu phố cổ Hà Nội xưa nay vẫn là vấn đề gây đau đầu đối với thành phố. Cho tới nay, công việc này mới chỉ được làm cuốn chiếu từng phần, từng ngôi nhà riêng biệt, với sự hỗ trợ của các cơ quan ngoại giao và tổ chức quốc tế. Cái khó là phải làm sao vừa giữ được không gian, kiến trúc cổ, vừa phải đảm bảo cuộc sống, môi trường cho người dân ở đây.

KTS Nguyễn Quốc Thông nói: “Khu phố cổ là một di sản đô thị sống, không dễ để hài hòa giữa chỉnh trang và phát triển. Việc chỉnh trang khu vực Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, phố Hàng Đào và khu phố cổ có vai trò rất quan trọng, vừa nêu bật được giá trị của khu phố cổ, vừa giúp khách phương xa đến đây hiểu được những giá trị này”.

KTS Nguyễn Quốc Thông nhận xét, mặc dù đề tài không dễ dàng gì, nhưng lại thu hút khá nhiều bài dự thi, điều này nói lên nhu cầu sáng tạo của các kiến trúc sư, đặc biệt là các kiến trúc sư trẻ.
Còn ông Giorgio Parodi, Phó Chủ tịch Hội KTS Genova cho rằng, chỉnh trang khu phố cổ chính là đầu tư cho tương lai, vì việc này sẽ làm tăng số lượng khách du lịch đến với phố cổ.
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất, chính là khả năng thực thi của các thiết kế này, và khả năng áp dụng trong cuộc sống thực tế của người dân.

(Theo NDĐT)

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Như đóa hướng dương

Như đóa hướng dương

Tôi gặp Phạm Ngọc Phương Thảo (phường Yên Bái, tỉnh Lào Cai) vào một ngày tháng Bảy rực nắng. Hành trình cô gái này đi qua thật không dễ dàng. Trên hành trình đó có đau đớn, xót xa, những phút giây mong manh giữa lằn ranh sinh tử, song cũng có hạnh phúc, ngọt ngào. Câu chuyện cảm động đó được Thảo kể lại trong cuốn sách “Hãy sống hết mình vì đời ngắn lắm” đã lấy không ít nước mắt của độc giả và truyền cảm hứng cho nhiều người.

Giữ lửa nghề mộc Phù Yên

Giữ lửa nghề mộc Phù Yên

Trong khi nhiều làng nghề truyền thống đang dần mai một trước làn sóng công nghiệp hóa và đô thị hóa, thì ở thôn Phù Yên, xã Phú Nghĩa (Hà Nội), một thế hệ trẻ đầy nhiệt huyết đang tiếp nối và làm mới nghề mộc truyền thống. Họ không chỉ giữ nghề mà còn đang thổi luồng sinh khí mới vào làng nghề hàng trăm năm tuổi.

Văn hóa đọc trong kỷ nguyên số

Văn hóa đọc trong kỷ nguyên số

Giữa kỷ nguyên số, khi mạng xã hội, video ngắn và trò chơi điện tử chiếm lĩnh không gian giải trí, sách đang dần trở thành “món ăn” kén người đọc. Tại Việt Nam, phần lớn thanh thiếu niên dành hàng giờ cho điện thoại thông minh, trong khi thói quen đọc sách đang suy giảm rõ rệt.

Khi ước mơ hội họa của trẻ thơ được chắp cánh

Khi ước mơ hội họa của trẻ thơ được chắp cánh

Trong bối cảnh trẻ em ngày càng bị cuốn vào thế giới công nghệ và áp lực học tập, những sân chơi nghệ thuật dần trở nên hiếm hoi và quý giá. Triển lãm “Hành trình màu sắc – Nối những ước mơ” mở ra một không gian sáng tạo, nơi các em được tự do thể hiện cảm xúc và tài năng.

Độc đáo nghệ thuật tạo hoa văn cạp váy của người Mường

Độc đáo nghệ thuật tạo hoa văn cạp váy của người Mường

Nghệ thuật tạo hoa văn cạp váy của người Mường tỉnh Hoà Bình (cũ), nay là tỉnh Phú Thọ đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là sự tôn vinh, ghi nhận và là niềm tự hào của người Mường, động lực để đồng bào tiếp tục giữ gìn và phát huy giá trị di sản.

Giấy bản – mạch nối ký ức vùng cao

Giấy bản – mạch nối ký ức vùng cao

Ẩn mình giữa núi rừng vùng cao, những tấm giấy bản mỏng nhẹ nhưng dai bền vẫn lặng lẽ gìn giữ kho tàng tri thức dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số. Giấy bản không chỉ là chất liệu, mà còn là minh chứng sống động cho một nghề thủ công giản dị, âm thầm bền bỉ trước sự bào mòn của thời gian.

Moskva lần đầu tiên tổ chức Lễ hội Văn hóa Việt Nam

Moskva lần đầu tiên tổ chức Lễ hội Văn hóa Việt Nam

Phóng viên báo chí tại Moskva dẫn thông tin trên trang web của Chính quyền thành phố cho biết, từ ngày 25/7 - 3/8 sẽ diễn ra Lễ hội Văn hóa Việt Nam tại quảng trường Manezhnaya ở trung tâm thủ đô. Đây là lần đầu tiên Lễ hội Văn hóa Việt Nam được tổ chức tại Moskva và do chính quyền Moskva phối hợp cùng Đại sứ quán Việt Nam tại Nga tổ chức.

fb yt zl tw